Phải làm sao khi đái tháo đường khiến tay co cứng, tê bì, chuột rút?

Bà Đỗ Thị Hợp (sinh năm 1950) chia sẻ cách kiểm soát biến chứng đái tháo đường

Gợi ý thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp

Người bệnh đái tháo đường nên ăn gì vào buổi sáng?

Đái tháo đường type 2: Ngồi nhiều khiến bạn khó kiểm soát đường huyết

Đái tháo đường và biến chứng đục thủy tinh thể

Vì chủ quan mà biến chứng đái tháo đường ngày một nặng

Mắc đái tháo đường từ năm 2005, bà Đỗ Thị Hợp đã dần gặp phải biến chứng mà không hề nhận ra. Ban đầu, đầu ngón tay/chân của bà có biểu hiện hơi tê, châm chích như bị kiến bò. Tuy nhiên, do chủ quan, nghĩ đây chỉ là dấu hiệu tuổi già nên bà Hợp cố chịu đựng mà không đi khám.

Chỉ tới khi tình trạng tê bì tay chân trở nặng hơn, bàn tay co cứng lại, chân gần như mất cảm giác bà mới lo lắng tìm cách chạy chữa. “Tay chân tôi thường xuyên bị tê bì, bàn tay co cứng rất khó vận động, cứ phải dùng tay kia để duỗi thẳng ra. Nhiều lúc tôi cứ nghĩ đấy không phải chân tay của mình”, bà Hợp chia sẻ.

Ban ngày phải chống chọi với cảm giác tê bì, châm chích tay chân, tới đêm bà Hợp cũng không được nghỉ ngơi đúng nghĩa. “Ở tuổi này rồi tôi chỉ mong ngày ngày có giấc ngủ ngon nhưng cũng thật khó khăn. Cứ tới đêm là tôi lại bị chuột rút, đau không ngủ được”.

Đái tháo đường có thể gây biến chứng tê bì chân tay, chuột rút về đêm

Đi khám, bác sỹ nói bà mắc biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh đái tháo đường, nếu không điều trị sớm bệnh sẽ ngày càng nặng lên, thậm chí có thể bị biến dạng bàn chân, loét chân phải đoạn chi. Bà Hợp chia sẻ bản thân chưa từng nghĩ biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường lại nguy hiểm, đáng sợ như vậy. Nếu biết trước, chắc chắn bà đã tìm cách chạy chữa từ sớm.

Con đường điều trị biến chứng đái tháo đường rất nhiều gian nan

“Hầu như cách điều trị nào tôi cũng thử qua rồi, ai mách làm gì tôi cũng thử mà chẳng có kết quả. Bác sỹ cũng có kê đơn thuốc uống, tiêm insulin, nhưng tôi chỉ thấy đường huyết hạ, còn tay chân vẫn không thể bình thường trở lại”, bà Hợp chia sẻ.

Điều này khiến bà vô cùng chán nản, nhưng nghĩ tới con cái, bà Hợp lại tự động viên mình không được bỏ cuộc. “Tôi nghĩ mình phải tự cứu lấy mình thôi. Con cái lớn rồi nhưng cũng bận việc này việc kia. Giờ đã không đỡ đần được gì cho chúng nó, lại nằm một chỗ phiền hà lắm”.

Giữ sự kiên trì như vậy, bà Hợp chỉ mong tìm được cách gì giúp giảm bớt phần nào cảm giác tê bì, đau buốt, giúp tay chân cử động lại được bình thường là được.

May mắn tới khi tìm được biện pháp hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm thảo dược

Khoảng năm 2015, bà Hợp vô tình đọc được thông tin về một người bệnh đái tháo đường cũng mắc biến chứng tê bì tay chân giống mình trên báo. Thấy người này chia sẻ tình trạng bệnh đã đỡ hơn sau khi dùng sản phẩm chứa 4 thảo dược quý mạch môn, nhàu, hoài sơn, câu kỷ tử, bà Hợp nghĩ “còn nước còn tát” nên cũng đặt mua về dùng thử xem sao.

Trong khoảng 6 tuần - 3 tháng đầu, bà Hợp thử uống liều 4 viên, chia làm 2 lần/ngày. “Sau 6 tuần dùng Hộ Tạng Đường, phần cánh tay và cẳng chân của tôi đã giảm hẳn tê bì, đau nhức so với trước kia”.

“Mừng nhất là về đêm hầu như tôi không bị chuột rút nữa. Lâu lắm rồi tôi mới có lại được cảm giác ngủ ngon đến vậy. Tôi cảm thấy người mình nhẹ nhõm chứ không nặng nề, mệt mỏi như trước, việc cử động tay chân cũng dần trở nên thoải mái hơn”, bà Hợp chia sẻ.

Sau 3 tháng, bà Hợp nhận thấy mình đã khỏe lại rất nhiều, gần như về lại mức bình thường. Tuy nhiên, để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường quay trở lại, bà vẫn duy trì dùng 2 viên/ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.

Vi Bùi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ