Nội soi giúp tầm soát được ung thư đường tiêu hóa (Ảnh minh họa)
Mổ nội soi thay van tim cho bệnh nhân
Phẫu thuật nội soi thành công teo môn vị ở trẻ sơ sinh
BV Bạch Mai có Trung tâm Nội soi tiêu hoá hiện đại
Ca phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng khớp gối đầu tiên tại Đà Lạt
Cắt thùy trên phổi bằng phương pháp nội soi
Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ cơ quan bộ phận nào, tuy nhiên, nguy cơ cao nhất là đại tràng, trực tràng, dạ dày và gan.
Để tầm soát ung thư đường tiêu hóa, bệnh nhân cần được phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa thông qua nội soi. Nội soi dạ dày tá tràng và đại tràng được gọi chung là “Nội soi tiêu hóa”, là phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa gồm phần trên là dạ dày tá tràng (nội soi dạ dày tá tràng) và phần dưới là tá tràng hay ruột già (nội soi đại tràng).
Trong quá trình nội soi, bác sỹ sẽ luồn một ống soi mềm có đường kính 1cm qua đường miệng trong nội soi dạ dày hoặc qua đường hậu môn trong nội soi đại tràng để khảo sát trong lòng ống tiêu hóa, từ đó có được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nói chung đây là một thủ thuật được đánh giá là an toàn và ít tai biến. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi tiêu hóa được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú không cần nhập viện. Một số tai biến hiếm gặp khác như thủng hoặc chảy máu rất ít gặp chỉ khi bác sỹ thực hiện các thủ thuật trong lúc làm nội soi như nong thực quản, môn vị trong soi dạ dày hoặc cắt polyp trong soi đại tràng.
Khi soi dạ dày hoặc đại tràng, để giảm tối đa cảm giác khó chịu của bệnh nhân, bác sỹ sẽ sử dụng thuốc ngủ tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ ngủ nhưng vẫn tự thở, bệnh nhân sẽ được theo dõi mạch, nồng độ oxy trong máu khi làm nội soi, do đó rất hiếm xảy ra phản ứng phụ của thuốc ngủ. Trước, trong và sau khi nội soi, bệnh nhân đều được chăm sóc và kiểm tra chặt chẽ, chu đáo cho đến khi tỉnh hẳn.
Những vấn đề thường gặp là đau bụng sau khi soi dạ dày, hoặc đau quặn bụng sau khi soi đại tràng. Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống máy soi tiên tiến, sự hỗ trợ đắc lực của chuyên khoa gây mê hồi sức và gần đây là việc sử dụng khí CO2 thay cho khí trời trong các thủ thuật nội soi đã giúp bệnh nhân đỡ đau trong lúc soi và không khó chịu sau khi nội soi. Chính vì vậy, khi được chỉ định nội soi, bệnh nhân không nên chần chừ, nếu có khúc mắc với phương pháp nội soi, cần hỏi ngay bác sỹ để có được câu trả lời thỏa đáng.
Bình luận của bạn