Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chỉ đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 15 khi có đủ cơ sở
Chủ tịch VAFF: "Mỗi đơn vị là một pháo đài, mỗi thành viên là một chiến sĩ" chống COVID-19
Ngành Thực phẩm chức năng phát triển bền vững vì sức khỏe cộng đồng
Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam góp phần phòng chống dịch bệnh COVID-19
Chất lượng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần được tăng cường
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lắng nghe ý kiến của các Hội, Hiệp hội, các cơ quan quản lý về những kết quả đạt được của Nghị định 15 sau 4 năm thi hành, những tồn tại, hạn chế và kiến nghị.
DS Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tham dự cuộc họp và đã có phát biểu ghi nhận những điểm tích cực của Nghị định 15 khi đem lại những thay đổi cơ bản trong phương thức quản lý an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng quyền tự chủ hơn cho doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng thống nhất với các nhận định này và cũng chỉ ra 1 số tồn tại, hạn chế của Nghị định như việc hậu kiểm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, việc chưa có quy định về thu hồi giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố, hủy hiệu lực của hồ sơ tự công bố...
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng cho rằng Nghị định 15 đã được Chính phủ ban hành, tổ chức thực hiện hơn 4 năm và đạt được những kết quả tích cực bước đầu, nhất là việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đã tạo chuyển biến quan trọng về nhận thức và tổ chức thực hiện, bảo đảm an toàn thực phẩm, được đông đảo nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá tích cực.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các cơ quan, địa phương liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tại Nghị định 15; chủ động lấy ý kiến và lắng nghe phản ánh của người tiêu dùng, các nhà khoa học, hiệp hội và doanh nghiệp để sơ kết, tổng kết, đánh giá tổng thể, thận trọng; chỉ đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 15 khi có đủ cơ sở, bảo đảm nguyên tắc: đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước; phù hợp với pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, và bảo đảm lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục quan tâm, tăng cường năng lực thực thi, nhất là khâu hậu kiểm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân theo đúng tinh thần Nghị định số 15.
Bình luận của bạn