Đau tim và đột quỵ là 2 yếu tố hàng đầu gây ra tử vong ở người
9 nguyên nhân vô hại gây... đột quỵ
Tan cục máu đông: Không lo đột quỵ!
Nước tăng lực - nguyên nhân gây thiếu sắt trầm trọng ở phụ nữ
9 bước phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
1. Nắm được một số yếu tố nguy cơ
Thiếu hiểu biết về sức khỏe của chính bản thân có thể đặt bạn vào đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim và nhiều vấn đề liên quan khác. Do đó, việc phòng ngừa tốt nhất để chống lại các cơn đau tim và đột quỵ là phải nắm rõ các yếu tố nguy cơ và các lựa chọn điều trị.
Một số yếu tố nguy cơ gây nên một cơn đau tim hoặc đột quỵ mà bạn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát là cao huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường, béo phì, uống rượu quá nhiều, ít vận động, hút thuốc lá và stress. Đặc biệt, nếu cảm thấy sức khỏe của mình có những dấu hiệu không ổn hãy thảo luận với bác sỹ để được khám và xét nghiệm.
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng tỷ lệ đau tim và đột quỵ
2. Ngưng hút thuốc
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Xơ vữa động mạch năm 2009, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị các bệnh về tim mạch.
Các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá gây hại cho các tế bào máu, ảnh hưởng đến chức năng của tim và mạch máu của bạn. Điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch mà cuối cùng có thể dẫn đến một cơn đau tim.
Bên cạnh đó, hút thuốc lá và hít thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ. Vì vậy, nên bỏ thói quen hút thuốc hàng ngày và tránh hít phải khói thuốc lá thụ động.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Trên thực tế, cải thiện chế độ ăn uống là một bước quan trọng hướng tới việc ngăn ngừa bệnh tim và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Cố gắng ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ. Sử dụng dầu ăn lành mạnh như olive, dầu canola, dầu hướng dương và dầu cây rum. Hạn chế chất béo, các sản phẩm có hàm lượng đường cao và giảm lượng muối ăn nạp vào cơ thể. Thay vì chiên rán, nên chế biến thức ăn bằng cách hấp, luộc.
Chế độ ăn uống nhiều rau quả được biết đến giúp giảm tỷ lệ đau tim và đột quỵ
4. Tập thể dục hàng ngày
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), tập thể dục thể thao hàng ngày làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim và có nhiều cơ hội phục hồi so với những người có lối sống ít vận động. Tập thể dục thường xuyên có lợi cho tim bằng nhiều cách, chẳng hạn như giảm trọng lượng cơ thể, giảm huyết áp, giảm cholesterol “xấu” (lipoprotein mật độ thấp hoặc LDL) và cholesterol toàn phần. Nó cũng giúp tăng cholesterol “tốt” (lipoprotein mật độ cao hay HDL) và độ nhạy của insulin.
Theo AHA, 30 phút tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất 5 ngày một tuần giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một số bài tập tốt cho tim bao gồm chơi thể thao, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe...
5. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
Thừa cân, đặc biệt là sự tích tụ chất béo quanh eo làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao, huyết áp cao và đề kháng insulin – đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn có thể tính toán chỉ số khối lượng cơ thể của bạn (BMI) và chu vi vòng eo để xem mình có thuộc đối tượng thừa cân hay không.
Một người được coi có trọng lượng khỏe mạnh khi chỉ số BMI đạt từ 18,5 - 25. Nếu chỉ số BMI bằng hoặc lớn hơn 30, điều đó có nghĩa bạn đang thừa cân. Nếu tính số đo vòng bụng, nam giới có số đo vòng bụng lớn hơn 40 inches và phụ nữ có vòng eo lớn hơn 35 inches sẽ được coi là thừa cân.
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, hãy phấn đấu giảm cân từ từ để bảo vệ chính bản thân khỏi nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ
Bình luận của bạn