Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam
9 bước phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ đe doạ người trẻ
Nguy cơ tự tử sau đột quỵ
7 lời khuyên giúp phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là sự mất nhanh chóng các chức năng của một phần não bị hư hại do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não. Đột quỵ não gồm 2 thể chính là nhồi máu não (do tắc mạch máu trong não, thường gây ra bởi cục máu đông) và xuất huyết não (do vỡ mạch máu trong não) làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu dẫn đến não. Trong đó, 80% trường hợp đột quỵ não gây nên bởi sự xuất hiện của cục máu đông do nhiều yếu tố nguy cơ khác như: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, mỡ máu, đái tháo đường, béo phì,… Các cục máu đông khiến cho lưu lượng máu nên não giảm mạnh, tước oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào não, và các tế bào có thể bắt đầu chết chỉ trong vòng vài phút. Nếu không có hướng xử trí đúng và được cấp cứu kịp thời thì sẽ rất dễ gây tử vong cho người bệnh.
Nguyên nhân gây đột quỵ não
Theo BS. Nguyễn Quốc Trường – Thượng tá Bệnh viện Quân đội 354, tuổi tác cao là một yếu tố quan trọng khiến cho cơn đột quỵ dễ dàng khởi phát. Bên cạnh đó, tăng huyết áp cùng rối loạn mỡ máu là những lý do hàng đầu khiến thành mạch máu bị lắng cặn. Từ đó, hình thành các mảng bám thu hẹp lòng mạch máu và trở thành nguyên nhân của gần 90% các cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ (tai biến mạch máu não). Do đó, việc ngăn ngừa sự hình thành đồng thời làm tan cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu giúp ngăn ngừa đột quỵ não.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ là do tăng huyết áp
Phòng ngừa cục máu đông như thế nào?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đột quỵ, tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi mắc nhiều hơn. Dưới đây là những thông tin cần lưu ý từ các chuyên gia y tế cho những đối tượng có nguy cơ đột quỵ và đã bị đôt quỵ não.
Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp): Tập thể dục, hạn chế căng thẳng, duy trì cân nặng phù hợp và hạn chế lượng natri và rượu, bia, thức ăn nhiều dầu mở, phủ tạng động vật… Các biện pháp này giúp giữ cho huyết áp trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, các khuyến nghị cho thay đổi lối sống, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp
Hạn chế ăn cholesterol và chất béo: Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và trans, có thể làm giảm mảng bám trong động mạch.
Không hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ. Việc không tiếp xúc với khói thuốc lá, bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ đột quỵ não.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây hình thành cục máu đông (huyết khối) dẫn đến đột quỵ não. Do đó, việc kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định giúp hạn chế bệnh đột quỵ.
Hạn chế uống rượu: Uống ít rượu không chỉ phòng ngừa được tăng huyết áp, đột quỵ mà một lượng nhỏ rượu mỗi ngày còn có thể làm tăng cholesterol HDL, giảm xu hướng bị đông máu. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu quá nhiều có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như loạn thần, tăng nguy cơ đột quỵ não.
Thực phẩm chức năng: Xu hướng phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bằng thực phẩm chức năng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hiện nay, các thực phẩm chức năng có thành phần chính là enzyme nattokinase đang được tin tưởng sử dụng để làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ xảy ra hoặc đột quỵ tái phát với độ an toàn cao hơn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Bình luận của bạn