Cà phê vừa tốt vừa không tốt cho sức khỏe
Đột quỵ đe doạ người trẻ
Cảnh báo uống nhiều vitamin bổ sung dễ mắc bệnh tim, ung thư
Yoga - "Vaccine tự nhiên" phòng bệnh tim mạch
7 lời khuyên giúp phòng ngừa đột quỵ
Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Thần kinh học Miền Bắc, đột quỵ hay tai biến mạch máu não thường xuất phát từ những thay đổi về lối sống. Hiểu rõ những nguyên nhân gây đột quỵ có thể giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và phòng ngừa bệnh hợp lý.
Chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol. Loại chất béo này có nhiều trong các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, sữa, trứng, bơ, pho mát. Thực phẩm đóng gói có chứa dầu, những loại bơ thực vật, các loại bánh quy và khoai tây chiên cũng có chứa chất béo bão hòa.
Cà phê: Một cốc cà phê mỗi ngày có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, nó lại cho những tác dụng ngược. Bởi trong cà phê có chất caffein, uống quá nhiều gây bồn chồn, run, tăng nhịp tim, huyết áp, thậm chí là rối loạn nhịp tim, đặc biệt là tăng cholesterol xấu, có hại cho sức khỏe.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, do ảnh hưởng của nó trên động mạch, tim, huyết áp, và mức cholesterol. Hút thuốc lá dễ khiến tổn thương động mạch, làm giảm HDL và cholesterol tốt.
Hút thuốc lá dễ khiến tổn thương động mạch
Cường độ hoạt động: Người lười vận động sẽ có nguy cơ cholesterol cao hơn những người thường xuyên tập luyện. Nếu bạn có thể đảm bảo được mức trọng lượng cơ thể hợp lý cùng với chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, bạn có thể cải thiện tình hình mỡ máu tăng cao.
Căng thẳng: Khi căng thẳng, nhiều người thường giải tỏa bằng cách hút thuốc, uống rượu hoặc ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo. Do đó, căng thẳng kéo dài có thể khiến cholesterol trong máu tăng lên.
Thừa cân: Thừa cân làm tăng mức triglyceride và giảm HDL hoặc cholesterol tốt trong máu vì cơ thể phải lưu trữ thêm calo. Nếu bạn có thể giảm 10% trọng lượng cơ thể (trong trường hợp đang thừa cân), thì có thể cải thiện mức độ cholesterol.
Không tập luyện hoặc tập luyện cường độ cao đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
Tuổi tác và giới tính: Sau 20 tuổi, nồng độ cholesterol trong cơ thể bắt đầu tăng. Ở nam giới, nồng độ cholesterol thường không đổi ở tuổi 50. Ở phụ nữ, mức cholesterol thường ở mức khá thấp cho đến giai đoạn mãn kinh, sau đó sẽ tăng lên mức độ giống ở nam giới. Nhìn chung đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ cao hơn so với những người trẻ hơn và nam giới dễ bị cholesterol hơn phụ nữ.
Yếu tố di truyền: Nếu gia đình của bạn có tiền sử bị cholesterol cao, đó có thể là một lý do để bạn bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của mình. Cholesterol cao di truyền có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não hoặc đột quỵ.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh
Bình luận của bạn