7 mẹo quản lý cảm xúc khi bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

Bạn nên tăng cường sức khỏe tinh thần để quán lý rung nhĩ tốt hơn

7 yếu tố nguy cơ gây nhịp tim nhanh, rung nhĩ và giải pháp phòng tránh

Tại sao người bị rung nhĩ nên bổ sung magne và kali?

Lựa chọn điều trị rung nhĩ: Thuốc, phẫu thuật thay đổi lối sống?

Nam giới bị trống ngực, nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Tìm hiểu về tình trạng bệnh của bản thân

Tìm hiểu kỹ về rung nhĩ sẽ giúp bạn quản lý bệnh tốt hơn. Peter Kowey - bác sỹ tim mạch tại Mỹ cho biết: “Một phần cảm giác lo lắng, tuyệt vọng của người bệnh rung nhĩ bắt nguồn do sự thiếu hiểu biết về căn bệnh của chính họ. Nếu biết cách nhận biết các triệu chứng nghiêm trọng cũng như cách giải quyết khi một cơn rối loạn nhịp tim xảy ra, bạn sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn”.

Tham gia một nhóm hỗ trợ

Bạn có thể cảm thấy mình là người duy nhất cảm thấy lo lắng, bất an về tình trạng bệnh của mình, nhưng thực tế rất nhiều người bệnh rung nhĩ cũng cảm thấy như vậy. Bằng cách tham gia một nhóm hỗ trợ và cùng chia sẻ những kinh nghiệm, mối quan tâm với những người có cùng căn bệnh, các bạn sẽ có thể quản lý cảm xúc tốt hơn.

Hãy thử tìm kiếm trên mạng các nhóm hỗ trợ hoặc hỏi bác sỹ về một vài người cũng bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim giống bạn.

Tham gia nhóm hỗ trợ giúp người bệnh rung nhĩ chia sẻ nỗi lo của mình

Tìm ra biện pháp điều trị phù hợp

Dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, tần suất xuất hiện các cơn rối loạn nhịp tim, bạn có thể trao đổi với bác sỹ về các biện pháp điều trị phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và có cảm giác an tâm hơn. Bạn cũng có thể thử hỏi bác sỹ về các biện pháp điều trị mới, ví dụ như loại thuốc làm loãng máu mà không cần kiểm tra thường xuyên, phương pháp sóng cao tần trong việc hủy mô/cơ tim gây rối loạn nhịp…

Tập thể dục vừa sức

Nhiều người bị rung nhĩ sợ việc tập thể thao có thể khiến tim họ đập nhanh hơn. Tuy nhiên trên thực tế, các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức lại có thể giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng, giúp ổn định nhịp tim. Tốt hơn hết, hãy trao đổi với bác sỹ các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Người bệnh rung nhĩ cũng nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.

Dành thời gian thiền định

Theo các chuyên gia, việc thở sâu, thiền định có thể giúp bạn thư giãn, quản lý cảm xúc tốt hơn khi bị rung nhĩ. Bạn hãy thử dành 15 phút trong ngày để thực hiện các hoạt động thiền định, đi bộ… giúp thư giãn và giảm lo lắng, căng thẳng.

Tập yoga

Yoga không chỉ là một bài tập thể dục tốt cho người bệnh rung nhĩ mà còn giúp họ thư giãn, giảm lo lắng. Một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí American College of Cardiology chỉ ra rằng tập yoga giúp làm giảm tần suất các cơn rối loạn nhịp tim bằng cách làm giảm lo âu, trầm cảm cho người bệnh rung nhĩ.

Có biện pháp điều trị trầm cảm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người mắc các bệnh mạn tính bị trầm cảm sẽ ít khi tuân thủ kế hoạch điều trị của bản thân. Như vậy, bạn nên quản lý các triệu chứng trầm cảm nếu muốn quản lý tốt rung nhĩ. Hãy hỏi bác sỹ về các loại thuốc trầm cảm không gây rối loạn nhịp. 

Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch