- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường nên có lối sống lành mạnh để kiểm soát đường huyết
Mắc đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý những gì?
Các loại hạt giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người đái tháo đường
Uống cà phê đen có giúp làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường?
Người bệnh đái tháo đường có thể ngừng dùng thuốc Metformin không?
Dưới đây là 7 thay đổi giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn:
Duy trì cân nặng và số đo vòng eo ổn định
Người bệnh đái tháo đường nên giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở ngưỡng từ 23 - 25kg/m2. Ngoài ra, béo bụng, tích mỡ ở vòng eo cũng là một trong những yếu tố, nguyên nhân chính dẫn tới đái tháo đường type 2. Với người châu Á, nam giới nên giữ vòng eo ở mức dưới 90cm, trong khi nữ giới nên giữ vòng eo dưới 80cm.
Có bữa sáng lành mạnh
Có bữa sáng lành mạnh giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết
Người bệnh đái tháo đường không bao giờ được bỏ bữa sáng. Có bữa sáng lành mạnh, đủ chất sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Có nhiều bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày
Đây là "chìa khóa" để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, bạn nên có thêm ít nhất 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Hãy chọn các món ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua, các loại hạt, quả hạch… giàu protein và chất xơ để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Chọn thực phẩm giàu carbohydrate một cách thông minh
Người bệnh đái tháo đường nên chọn bổ sung thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp
Calorie trong thực phẩm có thể tới từ carbohydrate, protein và chất béo. Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn của người bệnh đái tháo đường, carbohydrate không nên chiếm quá 50 - 55% tổng lượng calorie. Carbohydrate có 2 dạng: Carbohydrate phức tạp và đơn giản.
Carbohydrate phức tạp là các loại ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, yến mạch, gạo lứt…) và các loại hạt (như hạnh nhân). Carbohydrate đơn giản có thể kể tới đường tinh luyện, bột mì tinh chế, bánh mì trắng… Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung carbohydrate phức tạp từ ngũ cốc nguyên hạt vì chúng rất giàu chất xơ, được tiêu hóa chậm hơn và giữ đường huyết ổn định hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu protein để kiểm soát đường huyết
Protein là dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo cơ bắp, giúp bạn cảm thấy no lâu và giữ ổn định đường huyết. Một bữa ăn lành mạnh của người bệnh đái tháo đường nên kết hợp protein với carbohydrate và chất béo để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Hoạt động thể chất
Nếu không có thời gian tập thể dục, người bệnh đái tháo đường vẫn nên cố gắng vận động thể chất nhiều hơn. Các hoạt động đơn giản như dọn dẹp nhà cửa, rửa xe… đều có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tốt hơn hết, hãy cố bắt đầu thay đổi lối sống của mình bằng việc vận động vừa sức ít nhất 30 phút/ngày.
Thảo dược giúp ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c
Mặc dù việc hạ đường huyết ở người đái tháo đường type 2 là không khó khăn khi đã có thuốc, tăng cường kiểm soát chế độ ăn, luyện tập, nhưng để ổn định đường huyết, giảm HbA1c không phải điều dễ dàng. Nguyên nhân là bởi việc giảm chỉ số HbA1c đòi hỏi người bệnh tác động được toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường, đặc biệt là giảm kháng insulin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của bài thuốc dân gian có chứa thảo dược như hoàng bá, quế chi, lá xoài, lá neem, mướp đắng… giúp ổn định đường huyết khi đói, không làm tăng đường máu sau ăn, nhờ đó giúp kiểm soát đường huyết suốt 24 giờ hiệu quả, tiến tới giảm chỉ số HbA1c.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Bình luận của bạn