7 thói quen có hại cho tuyến giáp bạn nên bỏ ngay

Tuyến giáp khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể giữ cân nặng ổn định

Ăn gì để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp?

Tại sao lo âu lại là dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp?

Phát hiện bị ung thư tuyến giáp sau khi xuất hiện nhiều hạch nhỏ ở cổ

Liệu pháp miễn dịch có thể giúp điều trị bệnh tuyến giáp?

Hãy bỏ ngay những thói quen dưới đây nếu bạn đang mắc các vấn đề tuyến giáp:

Ăn ít chất béo

Nhiều người nghĩ ăn nhiều chất béo có thể khiến bạn bị thừa cân, béo phì. Điều này là không chính xác, chưa kể ăn quá ít chất béo cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tuyến giáp.

Chế độ ăn ít chất béo có thể ức chế khả năng hấp thụ nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là những loại vitamin tan trong chất béo (như vitamin A, D, E, K). Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề, vì tuyến giáp cần iod, vitamin B12, magne và các chất dinh dưỡng khác để hoạt động hiệu quả. Tốt hơn hết, người bệnh tuyến giáp vẫn nên bổ sung các chất béo lành mạnh trong dầu olive, quả bơ và các loại hạt.

Ăn quá ít iod

Ăn quá ít iod có thể gây bệnh tuyến giáp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu iod có thể gây suy giáp, khiến bạn luôn mệt mỏi, uể oải, dễ bị đau ốm… Đặc biệt, trẻ nhỏ rất cần iod vì dưỡng chất này giúp hỗ trợ phát triển nhận thức và tăng trưởng chiều cao, cân nặng. Các nguồn thực phẩm giàu iod bao gồm: Muối biển, rong biển, quả việt quất và khoai tây.

Ăn quá nhiều rau họ cải

Theo nhiều nghiên cứu, những người bị thiếu iod nhưng ăn nhiều rau họ cải (như bông cải xanh, rau cải, bắp cải…) sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao hơn những người bình thường.

Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế ăn các loại rau họ cải nếu thấy mình các triệu chứng thiếu iod như khô da, thường xuyên bị đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, khó giảm cân

Tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống chứa bromide

Bromide là một hợp chất thường được tìm thấy trong một số loại bột mì, bánh ngọt và nước giải khát. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bromide có thể gây cản trở sự trao đổi chất của iod, từ đó làm giảm chức năng tuyến giáp.

Nhịn ăn

Nhịn ăn gián đoạn để giảm cân có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy giáp. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chế độ ăn ít calorie có thể làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp của bạn.

Hút thuốc lá

Thuốc lá có chứa nhiều chất độc, chất kích thích, có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp. Người bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp) có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ suy giáp cao hơn người không hút thuốc.

Uống quá nhiều rượu

Uống quá nhiều rượu có thể làm giảm chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, uống rượu với lượng vừa phải lại có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người Mỹ: “Mức độ uống rượu vừa phải được định nghĩa là uống 1 ly/ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly/ngày đối với nam giới”.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết