Bệnh tuyến giáp đang gia tăng mạnh trên toàn thế giới
Tại sao lo âu lại là dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp?
Liệu pháp miễn dịch có thể giúp điều trị bệnh tuyến giáp?
Bệnh tuyến giáp có di truyền không?
Dấu hiệu nào để nhận biết suy giáp?
Bệnh tuyến giáp đang gia tăng mạnh trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng tại Ấn Độ đã có khoảng 42 triệu người mắc phải các loại rối loạn liên quan đến tuyến giáp như suy giáp, nhược giáp, ung thư tuyến giáp… Cứ 10 người trưởng thành ở Ấn Độ thì có 1 người bị suy giáp. Cứ 3 người bệnh đái tháo đường thì có 1 người bị rối loạn tuyến giáp và có tới 44,3% phụ nữ mang thai được phát hiện bị suy giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Theo các bác sỹ, để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuyến giáp, ngoài thói quen tập thể dục thường xuyên thì việc cải thiện chế độ ăn uống cũng có thể mang lại hiệu quả đáng kể.
Một số thay đổi trong chế độ ăn uống mà bạn nên thực hiện để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp bao gồm:
1. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và có một bữa ăn nhẹ sau mỗi 3 - 4 tiếng.
Cải thiện để độ ăn uống để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp
2. Ăn các thực phẩm chứa carbohydrate tốt như yến mạch, các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.
3. Bổ sung muối iod, cá và rong biển vào chế độ ăn uống để phòng tránh tình trạng thiếu iod. Iod có vai trò điều hòa hoạt động tuyến giáp, giúp ổn định các rối loạn trong bệnh tuyến giáp.
4. Bổ sung rau cải xoong, rau lá xanh, nho khô, mơ, đậu lăng, cá mòi, đậu đen... nếu bạn bị thiếu máu hoặc thiếu sắt.
5. Tiêu thụ thực phẩm giàu selen như hạt hướng dương, hạt dẻ, cá ngừ, trứng, thịt gà, rau bina... vì chúng giúp duy trì sức khỏe tuyến giáp.
6. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ mất nước.
7. Nói chuyện với các bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine, chẳng hạn như trà, cà phê và các loại nước giải khát. Caffeine có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc.
Bình luận của bạn