Nhiệt miệng gây khó chịu cho người bệnh
Những lưu ý về vệ sinh trong phòng và trị bệnh nhiệt miệng mùa Hè
Bổ sung chất gì để giảm nhiệt miệng mùa Hè?
Phân biệt nhiệt miệng và tổn thương khoang miệng
Xử lý nhiệt miệng bằng thảo dược
Bài 1: Lá cỏ mực 1 nắm, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ viêm loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Bài 2: Hoàng liên 10gr, hoàng bá 10gr, cỏ mực 20gr, rau má 20gr, tang diệp 16gr, sài hồ 12gr, cam thảo đất 16gr, thục địa 12gr, trúc diệp 10gr. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, chống viêm, thích hợp khi bị nhiệt miệng, có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, sốt, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ lượng ít,…
Bài 3: Ngân hoa 10gr, liên kiều 12gr, tri mẫu 10g, hoàng bá 12gr, bạch thược 12gr, hồng hoa 10gr, cỏ mực 20gr, cát căn 20gr, sinh địa 12gr, trần bì 10gr, đại táo 10gr, trúc diệp 10gr. Sắc uống ngày 1 tháng chia 3 lần.
Kim ngân hoa với tính vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Bài 4: Sinh địa, chút chít, lá tre mỗi thứ 16gr, ngọc trúc, huyền sâm, mộc thông mỗi thứ 12gr, thạch cao 20gr, cam thảo 6gr, sa nhân 4 gr. Sắc uống ngày một thang. Uống 3 - 5 tháng, nghỉ vài hôm uống thêm một đợt nữa.
Bài 5: Rửa sạch lá rau ngót, ép lấy nước cốt và hòa với một ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp trên và bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Lá rau ngót có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc...
Bài 6: Lấy 50gr vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1 - 2 lần/ ngày. Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.
Vỏ dưa hấu có tác dụng giải nhiệt rất tốt
Bài 7: Cát căn 20gr, chi tử 12gr, liên kiều 12gr, đinh lăng 20gr, sinh địa 12gr, huyền sâm 12gr, sâm đại hành 16gr, đào nhân 10gr, hồng hoa 10gr, sài hồ 12gr, mạch môn 16gr, thiên môn 16gr, trần bì 10gr. Sắc uống ngày 1 tháng, chia 3 lần. Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, chống viêm, thích hợp cho người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, dễ chảy máu, lưỡi đỏ, có những nốt loét trong khoang miệng, đau đớn, đại tiện táo, bụng đầy trướng,…
Bài 8: Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá mỗi thứ 12gr, sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 16gr, đan bì, tri mẫu mỗi thứ 8gr, cam thảo 4gr. Sắc uống ngày một thang, uống dần làm nhiều đợt.
Bài 9: Sinh địa 16gr, hoài sơn, hoàng bá mỗi thứ 12gr, sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, huyền sâm, tri mẫu mỗi thứ 8gr. Nếu mất ngủ thêm táo nhân sao đen 12gr; Nếu bị táo bón thì thêm 12gr vừng đen (giã dập).
Bình luận của bạn