Bí quyết phòng ngừa và trị bệnh nhiệt miệng mùa Hè
Bổ sung chất gì để giảm nhiệt miệng mùa Hè?
Những loại nước nên uống khi bị nhiệt miệng, loét miệng
Phân biệt nhiệt miệng và tổn thương khoang miệng
Xử lý nhiệt miệng bằng thảo dược
Nhiệt miệng nguy hiểm tới mức nào?
Triệu chứng nhiệt miệng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất khó chịu và đau lúc nói hoặc khi ăn uống, nhai nuốt.
Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí gây sốt cao, nổi hạch dưới hàm, ăn uống mất ngon, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá. Trẻ bị nhiệt miệng thường quấy khóc, biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng. Một trong những biện pháp đơn giản nhất để trị nhiệt miệng mùa Hè là đánh răng và súc miệng hàng ngày.
Những cách vệ sinh răng miệng để phòng ngừa nhiệt miệng ngay tại nhà:
Súc miệng với nước muối ấm 3 lần/ngày để phòng nhiệt miệng hiệu quả
Nước muỗi loãng
Khi có biểu hiện nhiệt miệng, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt, súc miệng nước muối ấm loãng 3 lần/ngày. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành trở lại. Không dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh.
Nước cốt dừa
Cũng có thể sử dụng dầu dừa hoặc nước cốt dừa để phòng, tránh nhiệt miệng. Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3 - 4 lần/ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra. Trộn dầu dừa với mật ong, bôi hỗn hợp này lên vết loét nhiều lần trong ngày cũng mang lại hiệu quả cao.
Nước củ cải
Dùng 300gr củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng nước nóng hay nước lạnh, chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.
Bột nghệ và mật ong
Sử dụng một lượng vừa phải bột nghệ trộn với mật ong, bôi lên vùng bị loét cũng là một biện pháp trị nhiệt miệng hiệu quả. Theo y học cổ truyền, nghệ vàng có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau, trị mụt nhọt, sưng do viêm... cùng với mật ong có tính sát khuẩn cao sẽ giúp các vùng bị nhiệt bị "đánh bại" nhanh chóng.
Nước lá rau ngót
Rửa sạch lá rau ngót, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp rồi bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần sẽ giúp giảm dần nốt nhiệt.
Bình luận của bạn