- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Người đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan, ung thư tuyến tụy...
Những cách đơn giản giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả
Biện pháp mới giúp giảm chất béo xấu, ngăn ngừa béo phì, đái tháo đường
7 sự thật có thể bạn chưa biết về đái tháo đường type 2
Mối liên hệ giữa cúm lợn và đái tháo đường type 1
Những yếu tố liên quan giữ đái tháo đường và ung thư?
Theo TS. Sourav Mishra - Chuyên gia về ung thư tại Bệnh viện SUM (thành phố Bhubaneswar, Ấn Độ), có rất nhiều yếu tố góp phần vào sự tiến triển của bệnh ung thư ở người bệnh đái tháo đường type 2 như các yếu tố: Tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hay adipokine và cytokines, rối loạn vi khuẩn đường ruột... Những thay đổi này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự tiến triển của tế bào ung thư trong cơ thể con người.
TS. Mishra cũng chỉ ra rằng, một số bệnh liên quan đến đái tháo đường cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư. Theo TS. Mishra, bệnh béo phì, hội chứng chuyển hóa, huyết áp cao và tăng lipid máu là những vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường và chúng đều có thể dẫn đến ung thư.
Đái tháo đường là dấu hiệu của bệnh ung thư?
Thật ngớ ngẩn khi tin rằng, tất cả các trường hợp đái tháo đường đều sẽ dẫn đến ung thư, hoặc là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng đái tháo đường có thể báo hiệu một khối u ác tính. Hội chứng Cushing (hypercortisolism) là một tình trạng mà người đó có quá nhiều hormone cortisol trong cơ thể. Nó có liên quan đến bệnh đái tháo đường và gây ra các triệu chứng như tăng cân. Theo TS. Sourav Mishra, hội chứng Cushing có thể là một dấu hiệu của một bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.
Yếu tố nguy cơ chung giữa ung thư và đái tháo đường là gì?
Cả 2 căn bệnh này có thể có chung một số yếu tố nguy cơ như: Tuổi tác, giới tính, béo phì, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, uống rượu và hút thuốc.
Tuổi tác: Càng có tuổi thì nguy cơ mắc cả 2 căn bệnh này đều tăng. Ước tính, có khoảng 74% trường hợp ung thư mới được chẩn đoán ở những người từ 55 tuổi trở lên. Tương tự, tỷ lệ mắc bệnh đái đường cao nhất ở nhóm tuổi từ 60 trở lên.
Giới tính: Một số bệnh ung thư như: Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tuyến tiền liệt là do yếu tố giới tính quyết định. Tuy nhiên, khi nói đến nguy cơ ung thư tổng quát thì đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Họ cũng dễ bị mắc bệnh đái đường hơn phụ nữ do các vấn đề về lối sống.
Béo phì: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư và đái tháo đường tăng cao hơn ở những người có chỉ số BMI cao.
Hoạt động thể chất: Ít vận động có thể là nguyên nhân dẫn đến 2 loại bệnh nêu trên. Tỷ lệ ung thư ruột kết, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư nội mạc tử cung... có thể sẽ giảm xuống, nếu bạn thường xuyên tập thể dục. Các bài tập thể dục như đi bộ cũng có thể làm giảm nguy cơ đái tháo đường type 2.
Hút thuốc lá: Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư lớn nhất. Sự phát triển của bệnh đái tháo đường cũng sẽ trở nên nhanh hơn do thói quen hút thuốc lá.
Rượu: Ngay cả khi uống rượu ở mức độ vừa phải thì rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư như: Cổ họng, thanh quản, thực quản, gan và ruột kết. Uống quá nhiều rượu cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường.
Việc điều trị cả 2 bệnh này có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh không?
TS. Sourav Mishra nói rằng, phương pháp hóa trị ung thư có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường và dẫn đến suy thận. Nếu không được lọc thận, độc tố sẽ tích tụ ngày một nhiều trong người bệnh và gây ra nhiều vấn đề khác.
Người bị đái tháo đường và ung thư nên làm gì?
Khi phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư do bệnh đái tháo đường, người bệnh sẽ trở nên hoảng sợ, hoang mang và lo lắng. Cả 2 loại bệnh này đều cần được ưu tiên điều trị, không nên chỉ tập trung vào việc điều trị 1 trong 2 loại bệnh. Người bệnh cần kiểm soát bệnh đái tháo đường, đồng thời tìm cách điều trị ung thư.
Thay đổi lối sống thế nào?
Để kiểm soát đái tháo đường, điều quan trọng là người bệnh phải quản lý được cân nặng. Vì vậy, người bệnh nên tập thể dục 5 ngày/tuần và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, có chứa nhiều chất xơ. Tránh xa rượu bia và thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ của cả 2 loại bệnh. Ở người cao tuổi, việc điều trị cả 2 loại bệnh này sẽ trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên họ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ để việc điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm/Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn