- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Tập thể dục giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết hiệu quả
Các bài tập giúp ngừa cắt cụt chân do đái tháo đường
Nên tiêm insulin ở vị trí nào?
Táo bón sau tiêm insulin dùng thuốc gì điều trị?
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang được điều trị insulin muộn màng
Dưới đây là những lưu ý cho người bệnh đái tháo đường khi tập thể dục:
1. Bắt đầu tập nhẹ, chậm, tăng lên từ từ
Với nhiều người bị đái tháo đường, việc bắt đầu quá trình tập thể dục không phải là việc dễ dàng. Để vượt qua thử thách này, bạn nên bắt đầu một cách từ từ, tránh thể dục quá sức ngay trong những buổi đầu tiên bởi như vậy sẽ tạo ra cảm giác sợ hãi trong những lần sau.
Ban đầu, bạn chỉ nên tập trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tăng dần mỗi ngày thêm 5 phút cho vừa sức. Theo lời khuyên của Hội Đái tháo đường Mỹ, người bệnh đái tháo đường nên có chế độ tập luyện ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
Nếu bạn đã có những tổn thương thần kinh và mất khả năng cân bằng cơ thể khi di chuyển, bạn nên tập luyện bằng cách đơn giản như đứng lên ngồi xuống ghế. Lúc đầu sẽ rất khó khăn, bạn có thể sử dụng tay bám vào thành ghế để tạo điểm tựa ổn định rồi từ từ di chuyển.
Những lần sau, bạn nên giảm dần sự trợ giúp đó và từ từ tự đứng lên di chuyển mà không cần sự trợ giúp nào. Đây là một trong những cách luyện tập giúp cải thiện sự thăng bằng cơ thể rất hiệu quả.
2. Kiểm tra trước và sau khi tập luyện
Kiểm tra huyết áp và bàn chân
Kiểm tra trước khi bắt đầu một bài tập mới để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra với bạn.
Sau mỗi lần tập luyện, luôn lưu ý đến các chấn thương hay những tổn thương nhỏ gặp phải để điều trị kịp thời, nhằm tránh nhiễm trùng và những hậu quả khác với bàn chân.
Nếu có điều kiện, bạn nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Giới hạn đường huyết an toàn là 100mg/dL - 250mg/dL (5,6mmol/L - 13,8mmol/L).
Tham khảo: Cách đo đường huyết tại nhà |
Nếu đường huyết trên 250mg/dL và bạn bị đái tháo đường type 1 thì cần kiểm tra ceton trong nước tiểu, đồng thời trì hoãn tập thể dục cho đến khi đường huyết trở về mức bình thường thì hãy bắt đầu lại.
3. Chọn giày dép thích hợp và mang theo đồ ăn vặt
Trước khi thực hiện một bài tập, hãy chuẩn bị một đôi giày thể thao phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh đái tháo đường vì nó giúp tránh được các tổn thương ở bàn chân. Khi chọn giày, hãy chọn đôi vừa vặn với bạn (không rộng, không chật) để chân không bị cọ sát vào giày gây ra những vết xước. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn một đôi để bảo vệ chân. Nên uống nước trước, trong và sau khi tập để phòng mất nước.
Trong quá trình tập, bạn nên chuẩn bị một chút đồ ăn vặt như kẹo cứng, bánh quy, nho khô... để phòng trường hợp bị hạ đường huyết.
4. Tập theo sở thích
Hãy lựa chọn bài tập theo sở thích sẽ giúp bạn kiên trì với bài tập hơn. Nếu bạn thích một số hoạt động thể chất của thiếu niên hay trẻ em, đừng ngại ngùng mà hãy thử nó, điều này không chỉ tăng thể lực cho bạn mà còn khiến tinh thần của bạn tốt hơn.
Bình luận của bạn