Đái tháo đường loại… 1,5

Bạn biết gì về đái tháo đường type... 1,5?

Nên tiêm insulin ở vị trí nào?

Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin

Táo bón sau tiêm insulin dùng thuốc gì điều trị?

Kiểm soát bệnh đái tháo đường với nguyên tắc STAR

LADA chiếm khoảng 10% trong tổng số những trường hợp mắc đái tháo đường. Mặc dù phổ biến hơn đái tháo đường type 1 nhưng không có nhiều người biết đến LADA bởi loại bệnh này thường bị chẩn đoán nhầm thành đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường type 1,5 được phát hiện khá tình cờ trong năm 1970. Có thể coi đây là một dạng bệnh đái tháo đường “lai” vì nó có đặc tính của cả type 1 và type 2.

Lúc đầu, người bệnh thường bị chẩn đoán nhầm thành đái tháo đường type 2 vì không có  biểu hiện của đái tháo đường type 1 và cơ thể không bị thiếu hụt insulin một cách nghiêm trọng như type 1.

Đái tháo đường type 1,5 có một đáp ứng miễn dịch tương tự như trong type 1. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất chậm chạp chứ không như trong ĐTĐ type 1 là các tế bào beta bị tiêu diệt một cách nhanh chóng.

Phân biệt 3 loại bệnh đái tháo đường:

Đặc điểm

ĐTĐ type 1

LADA

ĐTĐ type 2

Tuổi khởi phát

Thường trẻ em, Thanh thiếu niên. Ít gặp ở người trưởng thành

Người trưởng thành

Người trưởng thành

Tiến triển đến giai đoạn lệ thuộc insulin

Nhanh (vài ngày hoặc vài tuần)

Tiềm ẩn (vài tháng hoặc vài năm)

Chậm (nhiều năm)

Sự hiện diện của tự kháng thể (autoantibodies)

Phụ thuộc insulin

Lúc chẩn đoán

Trong vòng 6 năm

Qua thời gian

Kháng insulin

Không

Một vài trường hợp

*Autoantibodies: Là các protein “ra lệnh” cho hệ miễn dịch tấn công các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Ngoài ra, người bệnh LADA có thể có các đặc điểm sau:

- Thời điểm được chẩn đoán không bị béo phì, người bệnh thường có cân nặng bình thường hoặc gầy (rất ít trường hợp thừa cân/béo phì).

- Thường không có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường type 2.

Ban đầu, một người bệnh LADA có thể đáp ứng với thuốc điều trị đái tháo đường, kết hợp với một chế độ ăn thích hợp và thay đổi lối sống để kiểm soát đường huyết. Theo thời gian, các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy sẽ bị phá hủy dần nên người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ. Người có LADA thường phải sử dụng insulin sau 3 – 12 năm kể từ khi được chẩn đoán. Cần kiểm tra đường huyết ít nhất 3 – 4 lần/ngày và 1 lần trong đêm khi người bệnh đến giai đoạn phụ thuộc insulin.

Kim Chi H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết