Người bệnh Celiac sẽ phải tuân thủ chế độ ăn không gluten để quản lý bệnh
Sống chung với bệnh Celiac
Cảnh giác với 7 hậu quả đáng sợ khi bị Celiac
Chế độ ăn không gluten có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường
Dấu hiệu cơ thể bạn không dung nạp gluten
Bệnh Celiac nguy hiểm thế nào?
Dù chỉ khoảng 1% dân số mắc bệnh Celiac (bệnh tự miễn gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten) đa phần những người này không được chẩn đoán bệnh, hoặc bị chẩn đoán nhầm với các rối loạn đường ruột khác. Điều này có thể gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh vì nếu ăn các thực phẩm có chứa gluten, đường ruột của bạn có thể bị tổn thương, gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy...
Người bệnh Celiac có thể bị đau bụng, đầy hơi nếu ăn thực phẩm có gluten
Thực hiện chế độ ăn không gluten là biện pháp điều trị duy nhất được chấp thuận hiện nay. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gần đây cho thấy những người theo chế độ ăn không gluten có thể bị thiếu một số chất dinh dưỡng như chất xơ, folate.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Rachel Begun cho biết: “Chế độ dinh dưỡng nào cũng có những mặt hạn chế nhất định, tuy nhiên bạn có thể tự khắc phục các mặt hạn chế này bằng các tự đưa ra các lựa chọn lành mạnh hơn cho bản thân”.
Vậy làm sao người bệnh Celiac có thể quản lý bệnh bằng chế độ ăn không gluten?
Chuyên gia dinh dưỡng Rachel Begun đã đưa ra 3 lời khuyên, đúc kết từ những kinh nghiệm của bản thân:
Người bệnh Celiac nên có chế độ ăn không gluten nhưng vẫn phải đủ chất
- Thực hiện chế độ ăn không gluten (gluten free) một cách lành mạnh: Dù việc hạn chế các thực phẩm có chứa gluten là ưu tiên lớn nhất, bạn vẫn nên chú ý kết hợp các loại thực phẩm để có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn mà còn giúp các tổn thương đường ruột mau lành hơn.
- Ăn nhiều các loại trái cây, rau củ, các loại đậu, các loại hạt, sữa, thịt nạc (đặc biệt là thịt gia cầm và cá).
- Hạn chế các loại đồ ngọt như bánh quy, bánh ngọt… đóng gói sẵn, kể cả khi chúng là các sản phẩm không chứa gluten. Các nhà khoa học cho rằng các loại đồ ngọt thường có nhiều carbohydrate tinh chế và chứa nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể ăn tráng miệng, ăn vặt bằng các loại hạt, các loại đậu lành mạnh.
Nên lưu ý, kể cả tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn không gluten, nhiều người bệnh Celiac vẫn có thể vô tình tiếp nhận gluten khi ăn một số thực phẩm như bánh mì, đồ chay, ngũ cốc… Nếu không được kiểm soát hiệu quả, bệnh Celiac có thể làm gia tăng nguy cơ một số biến chứng nguy hiểm như bệnh vô sinh, rối loạn thần kinh…
Chính vì vậy, người bệnh Celiac nên đi khám, trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng thường xuyên để đảm bảo chế độ ăn không gluten lành mạnh, đủ chất.
Bình luận của bạn