- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Phụ nữ mang thai rất hay gặp các vấn đề túi mật như sỏi mật, viêm túi mật
Bà bầu mắc bệnh túi mật nên ăn uống thế nào?
Làm sao để điều trị các vấn đề túi mật trong thai kỳ?
Những dấu hiệu cảnh báo vấn đề túi mật trong thai kỳ
Mẹ bầu cần cẩn thận một vài vấn đề túi mật trong thai kỳ
1. Bị sỏi mật có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Theo các chuyên gia từ Viện Đái tháo đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (Mỹ), mắc các vấn đề túi mật trong thai kỳ có thể gây ra một vài biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.
Dù sỏi mật và bùn túi mật không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nhưng các cơn đau do sỏi mật lại có thể gây ra nhiều hậu quả.
Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy các cơn đau do sỏi mật kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ, hoặc xuất hiện các triệu chứng viêm, nhiễm trùng, buồn nôn… hãy đi khám ngay lập tức.
Mẹ bầu nên cẩn thận với bệnh sỏi mật trong thai kỳ
Mẹ bầu cũng nên hạn chế những thực món ăn giàu chất béo vì chúng có thể khiến trình trạng bệnh túi mật thêm trầm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bầu không điều trị bệnh sỏi mật?
Sỏi mật có thể gây ra những cơn đau túi mật nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bà bầu cũng có nguy cơ viêm túi mật cao khi bị sỏi mật. Trong một số trường hợp, sỏi mật còn có thể gây ra áp xe (bọc mủ).
Trong trường hợp viên sỏi lọt vào ống mật, cản trở sự lưu thông dòng mật từ gan, bà bầu có thể bị vàng da. Sỏi mật cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình giải phóng các dịch tụy, về lâu dài có thể dẫn tới viêm tuyến tụy.
Sỏi mật không được điều trị có thể gây viêm ống mật, túi mật...
3. Các vấn đề túi mật có tái phát sau khi sinh không?
Thông thường, các vấn đề túi mật sẽ không xuất hiện trong 2 - 4 tháng sau khi sinh. Điều này là do sự thay đổi các hormone trong thai kỳ.
Tuy nhiên, một vài tình trạng nhất định có thể dẫn đến nguy cơ tái phát các vấn đề túi mật ngay sau khi sinh như thay đổi hormone, giảm cân nhanh chóng. Giảm cân nhanh có thể khiến lượng mỡ trong cơ thể suy giảm, nhưng lại làm tăng lượng cholesterol dư thừa tồn đọng trong túi mật, gây sỏi mật.
4. Phụ nữ có thể mang thai nếu đã từng phẫu thuật cắt bỏ túi mật không?
Bạn vẫn có khả năng mang thai nếu đã từng phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Nguy cơ biến chứng trong quá trình mang thai là rất nhỏ, vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuy nhiên, phụ nữ đã cắt bỏ túi mật vẫn nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các hoạt động thể chất quá sức. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Một vài lưu ý về các vấn đề túi mật trong thai kỳ
- Nguy cơ sỏi mật sẽ tăng cao theo độ tuổi và số lần bạn mang thai.
- Tăng nồng độ men gan có thể làm thay đổi dòng dịch mật trong cơ thể.
- Siêu âm là biện pháp an toàn nhất để chẩn đoán bệnh túi mật cho phụ nữ mang thai.
- Can thiệp phẫu thuật khi mắc bệnh sỏi mật sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi hay làm tăng nguy cơ sinh non.
- Nếu không chọn biện pháp phẫu thuật, bà bầu sẽ cần theo dõi thể trạng thường xuyên hơn để tránh các biến chứng sỏi mật trong thai kỳ.
Vi Bùi H+ (Theo Momjunction)
Sau khi sinh và cai sữa cho bé, nếu các triệu chứng sỏi mật, viêm túi mật mật vẫn không được cải thiện, bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị cho người bị sỏi mật, phòng ngừa tái phát cơn đau do sỏi mật.
Bình luận của bạn