- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Một vài thay đổi nhỏ trong nhà sẽ giúp bạn đối phó với các triệu chứng bệnh Parkinson tốt hơn
8 biện pháp giúp bạn tự quản lý bệnh Parkinson
Phụ nữ trẻ cảm thấy thế nào khi mắc bệnh Parkinson?
9 tip giúp bạn chăm sóc người thân mắc bệnh Parkinson tốt hơn
Thiếu dopamine - nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson
Không nên thay đổi tất cả cùng một lúc
Thay đổi là cần thiết, nhưng bạn không nên thay đổi mọi thứ cùng một lúc. Thay đổi từng thứ nhỏ một sẽ giúp người bệnh Parkinson có thời gian làm quen dần với không gian mới.
Tốt hơn hết, bạn hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ những vật có thể gây cản trở tới khả năng di chuyển của người bệnh Parkinson. Ví dụ, bạn nên dịch chuyển những đồ vật không cần thiết, tạo không gian trống để người bệnh có thể thoải mái di chuyển. Những tấm thảm trải sàn lớn, mềm mại lại có thể khiến người bệnh Parkinson dễ bị vấp ngã khi đi lại, vì thế, bạn không nên để chúng ở giữa phòng, hay giữa lối đi.
Cải thiện ánh sáng trong nhà
Người bệnh Parkinson nên sử dụng đèn cảm ứng nhiệt, chuyển động...
Một vài người không thích căn phòng quá sáng, nhưng một ngôi nhà được chiếu sáng tốt sẽ rất có lợi với những người đang chung sống với bệnh Parkinson. Điều này sẽ giúp họ nhìn rõ các đồ đạc trong phòng, từ đó tránh được những va chạm không mong muốn.
Với tình trạng run tay chân ngày càng trở nặng, người bệnh sẽ khó bật/tắt đèn khi dùng công tắc. Nếu có thể, hãy cài đặt các loại đèn cảm ứng nhiệt, hay đèn cảm ứng chuyển động và âm thanh.
Sửa sang lại phòng tắm
Lắp tay vịn trong phòng tắm giúp giảm nguy cơ té ngã cho người bệnh Parkinson
Do người bệnh Parkinson khó có thể tự giữ thăng bằng, họ cũng có nguy cơ té ngã, trượt ngã cao hơn. Do vậy, bạn nên sử dụng các tấm lót chống trượt trong bồn tắm, hoặc dưới vòi hoa sen. Nếu có thể, bạn cũng nên nâng cao bệ ngồi toilet để người bệnh Parkinson dễ dàng đứng lên khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng nên nghĩ tới việc lắp các thanh vịn trong phòng tắm, bởi nó giúp người bệnh dễ đứng lên hơn khi bị ngã.
Thay ghế ngồi
Khi bị Parkinson, bạn không nên sử dụng những chiếc ghế quá thấp. Bởi, chúng sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi đứng dậy. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn những chiếc ghế cao, chắc chắn, có thể điều chỉnh được lưng ghế và có phần tay vịn. Nếu không muốn thay đổi ghế ngồi, bạn có thể thêm các loại đệm ngồi vững chắc để tăng chiều cao cho chiếc ghế.
Lắp tay vịn dọc theo tường và hành lang
Những người sống chung với bệnh Parkinson có thể gặp khó khăn khi đi bộ, thậm chí gặp khó khăn khi giữ thăng bằng. Để giúp họ di chuyển dễ dàng hơn, giảm nguy cơ té ngã, chúng ta hãy lắp tay vịn dọc theo các bức tường và hành lang trong nhà.
Cải tạo ngôi nhà, nếu có điều kiện
Dù cải tạo ngôi nhà rất tốn kém, nhưng nếu có khả năng, hãy thử xây dựng các lối đi dốc, thang máy, hoặc thiết kế cửa vào rộng rãi. Tất cả những điều này sẽ giúp người bệnh Parkinson cảm thấy thoải mái hơn.
Đầu tư vào phòng ngủ
Việc nghỉ ngơi, thư giãn giúp bạn quản lý bệnh Parkinson tốt hơn. Tâm trạng không tốt có thể khiến tình trạng run tay chân, cứng cơ bắp trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, người bệnh Parkinson nên đầu tư vào phòng ngủ, đặc biệt là đệm, giường ngủ… để có thể ngủ ngon, thư giãn tốt hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Parkinsonsnewstoday)
Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện giúp làm giảm các chứng run, cải thiện khả năng vận động, giảm nguy cơ té ngã cho người bệnh Parkinson.
Bình luận của bạn