Táo bón khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân…
Lý giải nguyên nhân trẻ hay bị đau đụng
Cách phân biệt các bệnh tiêu hóa
Xơ - Nước - Chơi: Bí quyết cho sức khỏe tiêu hóa trẻ em
Làm thế nào để nâng đỡ hệ tiêu hóa của bé yêu?
Táo bón là một bệnh hay gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận thấy như giảm số lần đại tiện bình thường, gặp khó khăn và đau khi đại tiện do phân rắn hoặc quá to. Táo bón khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân…
Biếng ăn, lười ăn dẫn tới suy dinh dưỡng
Khi bị táo bón, trẻ bị đầy bụng và không cảm thấy đói nên sẽ bỏ bữa, biếng ăn. Lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ đó dẫn tới sút cân, suy dinh dưỡng. Từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không đồng đều.
Bực bội, chán nản
Các chất độc trong phân như phenol, ammonia, indol,… được tạo ra trong quá trình thức ăn được tiêu hóa và bị phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí. Khi bị tích tụ lâu trong ruột, các chất này được hấp thu vào máu rồi lan truyền khắp cơ thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc mạn tính. Điều đó gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới tâm tính và tinh thần trẻ, khiến trẻ lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu, không nghe lời. Nhiễm độc mạn tính còn làm cho da trẻ trở nên xanh xao, môi tái, móng tay nhợt nhạt...
Trẻ bị táo bón sợ đi đại tiện, thường nín nhịn, táo bón làm cho phân không tống ra được, nước và chất khoáng lại đi vào máu, làm phân ngày càng cứng thêm, cục phân rắn làm cho cơ thắt hậu môn không thể đẩy phân qua được. Nếu cố gắng rặn sẽ gây rách hậu môn, gây chảy máu, trĩ…
Nguy cơ ung thư trực tràng
Táo bón lâu ngày còn có nguy cơ gây ung thư trực tràng. Do tính chất phân của người táo bón khô và cứng nên có đậm độ các độc tố và chất gây ung thư như: Acid deoxycholic, acid lithocholic và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của người bình thường. Thời gian phân nằm lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng cũng là nguyên nhân dễ gây ung thư.
Nguy cơ viêm ruột thừa
Táo bón dài ngày làm ruột già bị suy yếu, dãn ra và có nguy cơ thủng ruột. Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột khiến cho người bệnh dễ bị viêm ruột thừa.
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn