7 triệu chứng đái tháo đường type 2 không thể bỏ qua

Chóng mặt là dấu hiệu lượng đường trong máu của bạn đang xuống thấp

Nước ngọt - "thủ phạm" gây ra 8.000 ca đái tháo đường mỗi năm

Bất lực: Dấu hiệu "nhìn thấy bằng mắt thường" của đái tháo đường, tim mạch

Giải pháp nào cho biến chứng đái tháo đường?

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm gì?

Đường huyết tăng cao tác động tiêu cực tới sức khỏe của toàn cơ thể, bao gồm trái tim, các mạch máu, mắt, thận và hệ thống thần kinh. Biến chứng đái tháo đường có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Đó là lý do vì sao bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần kiểm soát lượng đường trong máu luôn ở mức bình thường.

TS. Gerald Bernstein, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Mount Sinai Beth Israel (TP. New York, Mỹ) cho biết, nhận thức được các biến chứng có thể xảy ra và nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết là một trong những bước đầu tiên để quản lý thành công đái tháo đường. Nó bao gồm:

TS. Gerald Bernstein

1. Nhầm lẫn, chóng mặt và run rẩy. Đây là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, run rẩy, cần kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu chỉ số dưới 70, bạn cần ăn 15 gram carbohydrate (năng lượng) chẳng hạn như sử dụng 3 viên glucose (đường), 4 ounce (120 ml) nước cam hoặc 2 muỗng canh nho khô. Nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó tái kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu chỉ số vẫn dưới 70, hãy ăn thêm một lần nữa, kiểm tra lại chỉ số đường huyết, gọi điện cho bác sỹ và đến cơ sở y tế để điều trị nếu được yêu cầu. Bệnh nhân đái tháo đường nên mang theo kẹo hoặc glucose trong người, nó sẽ giúp bạn tăng lượng đường trong máu khi có triệu chứng của việc hạ đường huyết đột ngột.

2. Đi tiểu nhiều và khát nước. Ngược lại, khát nước và đi tiểu nhiều là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết đang quá cao. Theo thời gian, tăng đường huyết kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tổn thương thận, tim và hệ thống thần kinh. Bạn có thể phòng ngừa và điều trị lượng đường trong máu cao bằng cách tuân thủ lịch trình bữa ăn, tập thể dục dành cho bệnh nhân đái tháo đường và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

3. Nhìn mờ. Quản lý không tốt đái tháo đường làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt, trong đó có bệnh võng mạc đái tháo đường, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Nếu không được chữa trị, bệnh nhân sẽ bị suy giảm thị lực và cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa. Điều quan trọng, bạn cần đi khám mắt thường xuyên, nhất là khi cảm thấy có sự thay đổi đột ngột về tầm nhìn, chẳng hạn như nhìn mờ, nhìn không rõ.

Nhìn kém là dấu hiệu bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần quan tâm

4. Những vết thương không lành. Đái tháo đường làm giảm lưu lượng và khả năng lưu thông của máu từ đó làm cho các vết thương lâu lành lặn, lâu dần tạo thành các vết loét gây ra nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng hoại tử có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Thường xuyên kiểm tra cơ thể, đặc biệt là đôi chân xem có các vết cắt hoặc vết bầm tím để xử lý ngay lập tức và đi khám bác sỹ nếu vết thương đã quá lâu mà không khỏi.

5. Mất cảm giác ở bàn chân. Bệnh thần kinh hoặc máu lưu thông kém là một biến chứng đái tháo đường có thể làm cho bạn không còn cảm giác với vết thương ở chân, tay ảnh hưởng đến thời gian được điều trị kịp thời. Vì vậy, luôn luôn mang giày phù hợp với kích cỡ, kiểm tra kỹ càng tay, chân của bạn mỗi ngày.

6. Sưng tay, mặt, chân và mắt cá chân. Sưng là một dấu hiệu cho thấy thận đang bị rối loạn chức năng. Các triệu chứng khác liên quan đến thận bao gồm: Đau bụng, suy nhược, khó ngủ và khả năng tập trung kém. Suy giảm chức năng thận có thể đe dọa tính mạng do nó không thể lọc chất thải từ máu khi cơ thể cần. Giữ huyết áp và lượng đường huyết ở mức ổn định là cách để bảo vệ quả thận. Xét nghiệm máu là điều cần thiết để các bác sỹ có thể theo dõi chức năng thận của bạn.

7. Đau ngực, hàm hoặc cánh tay. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Đái tháo đường làm suy yếu các mạch máu, khiến các mảng bám tích tụ dày đặc trong động mạch. Sau đó, các mảng bám có thể vỡ ra và gây tổn hại tới cơ tim gây ra đau tim hoặc đi vào não gây ra đột quỵ. Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người bị bệnh đái tháo đường.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết