Ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú
Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Smartphone có thể phát hiện được ung thư!
Nhận biết ung thư cổ tử cung
Làm thế nào phát hiện chính xác ung thư cổ tử cung?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp hàng đầu ở phụ nữ từ 15 - 44 tuổi tại Việt Nam. Do đó, việc phòng ngừa căn bệnh này rất quan trọng và có thể bắt đầu bằng những việc sau:
1. Không quan hệ tình dục sớm
Quan hệ tình dục sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus Papilloma (HPV) vì trong giai đoạn này, khả năng tự bảo vệ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh rất kém.
Lứa tuổi này cũng dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì các màng nhầy trong âm đạo đang trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm. Nếu phụ nữ đã bắt đầu quan hệ trong giai đoạn này, sử dụng bao cao su là cách tốt nhất để hạn chế sự lây nhiễm HPV.
2. Tiêm phòng
Tiêm phòng HPV là cách tốt nhất phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV qua đường tình dục. Khoảng 80% phụ nữ có thể bị lây nhiễm loại virus này tại một thời điểm nào đó trong đời. Virus HPV nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu sẽ gây ra những thay đổi bất thường đối với các tế bào cổ tử cung và có thể gây ung thư. Do đó, những bé gái nên được tiêm 2 liều vaccine HPV ngay từ lúc 9 - 13 tuổi để tránh lây nhiễm virus HPV – loại virus gây ra phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, việc tiêm 2 liều vaccine HPV có thể mang lại hiệu quả tương tự lộ trình 3 liều như hiện nay. Phụ nữ, trẻ em gái ở hơn 55 quốc gia trên thế giới đã được bảo vệ bằng phương pháp này.
3. Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Từ trước tới nay, ung thư cổ tử cung chủ yếu được phát hiện qua xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP), kiểm tra trực quan với acid acetic (VIA) và xét nghiệm HPV ADN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có tới 33% số ca ung thư cổ tử cung xảy ra ở những người phụ nữ có kết quả xét nghiệm PAP bình thường. Vì vậy, để tầm soát ung thư cổ tử cung, phụ nữ trong độ tuổi nguy cơ cao cần được xét nghiệm cả HPV.
Xét nghiệm HPV với độ nhạy 90 - 95% sẽ giúp giảm tần suất sàng lọc ung thư cổ tử cung. Các quy trình xét nghiệm đều do máy móc tự động thực hiện nên tránh được sai sót do yếu tố con người.
Một xét nghiệm PAP ban đầu nên được thực hiện khi phụ nữ trong tuổi 20 hoặc trong vòng ba năm khi họ bắt đầu quan hệ tình dục.
Từ độ tuổi từ 21 - 29, xét nghiệm PAP nên được thực hiện thường xuyên hai năm một lần.
Từ độ tuổi từ 30 - 69, xét nghiệm PAP nên được thực hiện thường xuyên ba năm một lần.
Từ độ tuổi 65 - 70, có thể ngưng xét nghiệm PAP nếu phụ nữ đã có ba hoặc nhiều hơn xét nghiệm bình thường liền nhau và không xuất hiện kết quả bất thường trong 10 năm gần nhất.
4. Xây dựng lối sống lành mạnh
Ước tính trên thế giới hiện có hơn 1 triệu phụ nữ đang phải sống chung với bệnh ung thư cổ tử cung. Rất nhiều người trong số đó không có đủ điều kiện tiếp cận với những dịch vụ điều trị bệnh hoặc chăm sóc giảm nhẹ.
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, phụ nữ nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung.
Chị em cũng có thể sử dụng các thảo dược đã được chứng minh có công dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, đặc biệt là sản phẩm chứa thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung. Xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung đang ngày càng trở nên phổ biến và được đông đảo bác sỹ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Tiểu Bắc H+
Bình luận của bạn