- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Bạn có thể gặp một số rối loạn tiêu hóa sau khi cắt túi mật.
Bệnh nhân đái tháo đường sau khi cắt túi mật nên ăn gì?
Đã cắt túi mật có nên ăn nhiều chất béo?
Bị tiêu chảy sau khi cắt túi mật nên ăn gì?
Cắt túi mật rồi có bị sỏi mật nữa không?
Vai trò của túi mật trong cơ thể
Trong cơ thể, dịch mật được tiết ra liên tục từ các tế bào gan nhưng bình thường hầu hết lượng mật này được dự trữ ở túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn. Chức năng quan trọng nhất của mật là giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo cũng như các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E và caroten.
Sỏi mật quá to, tắc đường mật, viêm teo túi mật... thường phải cắt túi mật
Khi nào phải cắt túi mật?
Túi mật thường bị cắt bỏ khi bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính, có sỏi quá to gây đau hoặc tắc đường mật, viêm teo túi mật, ung thư túi mật… nhưng chủ yếu nguyên nhân cắt là do sỏi túi mật. Đây là loại sỏi có thể có một thời gian dài yên lặng. Khi có biểu hiện lâm sàng triệu chứng chủ yếu là cơn đau quặn, dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày. Cơn đau quặn gan kéo dài trên 15 phút đến 3 - 4 giờ, nếu trên 6 giờ phải nghĩ đến có biến chứng. Nếu có hiện tượng tắc nghẽn thì túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ vào có thể thấy túi mật căng phồng, ấn vào bệnh nhân rất đau, nếu không xử trí kịp thời có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính, sẽ có sốt cao 39 - 40o.
Cắt túi mật ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Thời gian đầu có thể có biểu hiện chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng… nhưng sau một thời gian thích nghi, tiêu hóa trở lại bình thường, sẽ không còn tình trạng này nữa. Tuy nhiên, sau khi cắt túi mật vẫn có thể bị sỏi tái phát hoặc viêm nhiễm đường mật nên lời khuyên là người bệnh nên ăn nhiều chất xơ, đậu, đỗ, lạc vừng, hạn chế uống cà phê, hút thuốc lá để dự phòng sỏi cholesterol, ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ để dự phòng sỏi do giun...
Nhưng về lâu dài, do mật tiết ra từ gan được đưa hết xuống ruột, bạn có thể gặp một số rối loạn như trào ngược dịch mật lên dạ dày, thực quản, viêm dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa (hội chứng ruột kích thích), chít hẹp đường mật, hội chứng mòn cụt túi mật, tiêu chảy do muối mật...
Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, chọn thức ăn dễ tiêu, hạn chế mỡ, trứng, không dùng bia rượu. Phải bỏ các thức ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa. Nếu bị đau hạ sườn phải, sốt hay có biểu hiện bất thường khác, bạn hãy đến cơ sở chuyên khoa khám để kiểm tra lại gan, đường mật và các cơ quan liên quan như dạ dày, ruột nhằm phát hiện những rối loạn do cắt túi mật gây ra.
Ngọc Hòa H+ (Tổng hợp)
Thông tin hữu ích cho bạn:
Hiện nay, nhiều thầy thuốc đánh giá cao vai trò của các thảo dược từ Đông y trong vấn đề hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát sỏi mật. Trong đó phải kể đến các dược liệu: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo. Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, sự phối hợp của 8 thảo dược này sẽ tạo ra tác động kép giúp tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm; từ đó giúp cân bằng lại hệ thống gan mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật và ngăn ngừa nguy cơ sỏi tái phát.
Bình luận của bạn