- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Ăn gì để tiêu chảy sau cắt túi mật nhanh khỏi?
Sau phẫu thuật cắt túi mật nên ăn gì để mau hồi phục?
Cắt túi mật rồi có bị sỏi mật nữa không?
Vì sao sau khi cắt túi mật tôi bị tiêu chảy?
Cắt túi mật mở là gì?
Chuyên gia dinh dưỡng Katherine Zeratsky - Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) trả lời:
Sau khi phẫu thuật cắt túi mật, một số bệnh nhân gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, tình trạng này thường tự mất đi sau vài tuần hoặc vài tháng.
Tiêu chảy sau khi cắt bỏ túi mật có liên quan đến việc gan tiết dịch mật trực tiếp vào trong ruột, thay vì được cô đặc và lưu trữ ở túi mật như trước đó. Có thể coi túi mật là một cái "kho" lưu trữ dịch mật, chỉ khi trong thức ăn có chứa chất béo thì túi mật mới tiết ra lượng dịch vừa đủ để phá vỡ và tiêu hóa lượng chất béo đó. Túi mật bị cắt bỏ đồng nghĩa với việc dịch mật ít cô đặc hơn và liên tục chảy vào ruột giống như vòi nước bị rò rỉ, khiến bạn dễ bị tiêu chảy.
Không có chế độ ăn nào phù hợp cho tất cả người bệnh sau khi cắt túi mật. Tuy nhiên, lượng chất béo bạn ăn mỗi bữa đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng tiêu chảy. Một lượng nhỏ chất béo sẽ dễ dàng được tiêu hóa, nhưng nếu ăn quá nhiều, ruột sẽ không có khả năng tiêu hóa hết chất béo và dẫn tới đầy hơi, tiêu chảy. Vì thế, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo (các món chiên, xào, nước hầm thịt... ) ít nhất 1 tuần sau khi phẫu thuật. Thay vào đó, bạn nên chọn thực phẩm ít béo (không có nhiều hơn 3gr chất béo mỗi khẩu phần).
Ngoài ra, bạn nên tăng cường chất xơ trong mỗi bữa ăn. Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan (có trong yến mạch, lúa mạch... ) giúp điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên, bạn nên tăng cường chất xơ một cách từ từ, bởi nếu ăn quá nhiều chất xơ ngay từ đầu, ruột có thể bị "bội thực chất xơ", gây đầy chướng và ruột rút.
Thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, bạn nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ để thích nghi dần với tình trạng không còn túi mật. Một thực đơn lành mạnh bao gồm: Một lượng nhỏ protein nạc (thịt gia cầm, cá, sữa không béo) cùng với các loại rau, củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt. Một số thực phẩm có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng lên, bao gồm: Caffeine, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm có dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường.
Nếu bị tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy nặng gây sút cân, mệt mỏi, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Chúc bạn mau khỏe!
Tuệ Nhi H+
Bình luận của bạn