Ngực phụ nữ là một bộ phận cực nhạy cảm và phức tạp
Hạt tiêu đen giúp ngừa ung thư vú
Cảnh giác với ung thư vú ở nam giới
Vùng kín đẹp lý tưởng - có hay không?
Kiểm tra chặt chẽ táo nhập khẩu sau vụ táo Mỹ nhiễm độc
Ăn dặm kiểu Nhật giúp mẹ "nhàn tênh"
1. Những cơn đau ngực có bình thường không?
Đây là điều khá bình thường nếu cơn đau đến và đi ở cả hai vú. Nếu các mô vú của bạn bị sần và dễ sưng, điều này là hoàn toàn bình thường. Caffeine cũng làm cho nhưng người sở hữu bộ ngực này trở lên nhạy cảm và đau hơn. Hãy thử bỏ cà phê, coca, một số loại trà chứa caffeine, tình trạng của bạn sẽ được cải thiện.
Sự kết hợp của vitamin B6 (100 - 200mg), vitamin E (200 - 400 IU) và dầu hoa anh thảo (1.000 IU) sẽ giúp cho những bạn bị đau thường xuyên giảm bớt được cảm giác khó chịu.
"Vitamin B6 là một loại thuốc lợi tiểu và có thể làm giảm mức độ của hormone prolactin (kích thích vú để sản xuất sữa), trong khi hoa anh thảo rất giàu acid gamma linolenic làm giảm bớt các triệu chứng đau đớn", GS.BS Jane Minkin - Đại học Y Yale nói. "Ít nhất 60% bệnh nhân của tôi bị đau ngực thường xuyên đã cảm thấy tốt hơn nhiều".
2. Ngực quá nhạy cảm thì sao?
BS. Paula A. Randolph - Trung tâm y tế Đại học New York cho biết: "Mô vú là cực kỳ nhạy cảm tiết ra một số hormone đáp ứng với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Sự tăng giảm hormone estrogen và progesterone sẽ làm cho bạn trở lên nhạy cảm hơn, dễ bị thích thích và cảm giác nhột".
Các mô sẽ bị sưng lên trong chu kỳ, các ống dẫn và tuyến vú sẽ được mở rộng hơn là nguyên nhân của tình trạng quá nhạy cảm này. Nếu ngực trở lại bình thường sau chu kỳ, bạn không cần phải quá lo lắng.
Bạn cũng có thể yêu cầu bác sỹ cho bạn dùng kháng viêm như ibuprofen, thuốc lợi tiểu để giảm bớt triệu chứng.
Bộ ngực quá nhạy cảm thường dẫn đến sưng và đau
3. Bộ ngực rò rỉ dịch?
Nếu bạn đang không cho con bú mà có sữa hoặc rò rỉ dịch, đây chính là một dấu hiệu nguy hiểm. Các khối u trên tuyến yên hoặc trong bầu vú có thể gây ra rò rỉ dịch, hoặc nó có thể là dấu hiệu của một polyp (thường là lành tính) trong ống vú.
Hãy đến gặp bác sỹ ngay lập tức khi có bất kỳ dấu hiệu rò rỉ nào.
4. Kích cỡ bên nọ lớn hơn bên kia?
Tuyệt đối bình thường. Ngay cả đôi tay hoặc đôi chân của bạn cũng đâu có kích cỡ bằng nhau.
Nếu kích thước không cân đối, bạn có thể dùng một miếng đệm bên nhỏ hơn để nó được "cân". Tuy nhiên, nếu các chênh lệch kích cỡ quá lớn, hãy đến gặp bác sỹ bởi đây có thể là dấu hiệu của ống sữa bị nhiễm trùng hoặc một khối u vú.
5. Có bình thường nếu có... lông trên vú của tôi?
TS. Minkin cho biết: "Nhiều phụ nữ mọc lông trên ngực và đầu vú. Số lượng và sự tăng trưởng của lông này thay đổi dựa trên mức độ thay đổi của nội tiết tố nữ".
Nhưng thay đổi này đặc biệt rõ rệt khi dậy thì, tiền mãn kinh và mãn kinh. Các phương pháp để tẩy khá đa dạng từ nhíp, waxing hoặc điều trị lazer. Nếu không phải do nội tiết tố nữ, bạn nên đi kiểm tra máu vì nồng độ hormone nam quá cao là một biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
6. Nếu núm vú bị ẩn?
Có khoảng 5 - 15% phụ nữ có tình trạng này: Núm vú bị chìm xuống, có thể là 1 hoặc cả 2 vú.
Nếu bạn đã từng bị tình trạng này thì đây không phải là một vấn đề lớn, khi kích thích, nó sẽ "bật dậy" ngay tức khắc. Tuy nhiên, khi núm bị kéo vào trong một cách bất thường, đó có thể là do u nang hay một nhóm khối u.
7. Núm vú thay đổi màu sắc?
Núm vú và vùng da xung quanh, còn được gọi là quầng vú có màu dao động từ màu hồng nhạt đến màu nâu sẫm. Thay đổi mức độ hormone bất kỳ, một số loại thuốc hoặc thậm chí lão hóa có thể thay đổi sắc tố da.
Đặc biệt trong thai kỳ, da dày lên và phát triển một lớp dầu để làm cho các em bé dễ dàng hơn để bám vào. Nếu bạn không có sự thay đổi về nội tiết tố mà núm vú của bạn thay đổi màu sắc, hãy gặp bác sỹ. Nó có thể báo hiệu một vấn đề nguy hiểm, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc ung thư.
Bình luận của bạn