Tìm hiểu về chỉ số MCH trong máu

Chỉ số MCH cao hay thấp có thể chỉ ra một số vấn đề bất thường liên quan đến máu

Dấu hiệu bà bầu bị thiếu máu và cách khắc phục

Không xét nghiệm máu có phát hiện sốt xuất huyết không?

Nhận diện cục máu đông nguy hiểm trong cơ thể

Infographic: Các giải pháp tự nhiên xử lý đi ngoài ra máu

Chỉ số MCH được nhận biết thông qua xét nghiệm CBC

Để nhận biết chỉ số MCH, bạn cần được xét nghiệm máu CBC khi khám sức khỏe định kỳ. CBC là xét nghiệm máu tổng thể, giúp kiểm tra đầy đủ 3 loại tế bào trong máu: Bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. CBC hỗ trợ bác sỹ có cái nhìn khái quát về sức khoẻ hiện tại của người làm xét nghiệm. Xét nghiệm này có thể phát hiện ra một số tình trạng bất thường của cơ thể, chẳng hạn như rối loạn chảy máu, nhiễm trùng và thiếu máu.

Ở người trưởng thành, chỉ số MCH bình thường rơi vào khoảng từ 27 - 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Một người được coi là có chỉ số MCH thấp nếu dưới 26pg/tế bào và được coi là có chỉ số MCH cao nếu bằng hoặc trên 34pg/tế bào.

Chỉ số MCH thấp nói lên điều gì?

Các loại thiếu máu khác nhau có thể gây ra mức MCH thấp. Ví dụ, thiếu máu do giảm tiểu cầu xảy ra khi các tế bào máu quá nhỏ và không thể hấp thụ nhiều huyết sắc tố như chúng cần. Điều này có thể là do suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.

Lượng sắt thấp trong máu cũng có thể khiến chỉ số MCH xuống thấp. Cơ thể sử dụng sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu cơ thể hết chất sắt, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra mức MCH thấp. Loại thiếu máu này có thể phổ biến hơn ở những người ăn chay hoặc những người bị thiếu dinh dưỡng.

Những người có các tình trạng khác cũng có thể có mức MCH thấp, chẳng hạn như bệnh Celiac có thể ngăn cơ thể hấp thụ sắt đúng cách. Tương tự như vậy, những người từng phẫu thuật dạ dày cũng có thể gây cản trở việc hấp thụ sắt của cơ thể. Thời gian kinh nguyệt kéo dài cũng có thể khiến người phụ nữ bị thiếu máu.

Mức MCH thấp cũng có thể xảy ra do cơ thể thiếu một số vitamin quan trọng. Những người không có đủ vitamin B như folate và B12 có thể có mức MCH thấp.

Ban đầu, những người có mức MCH thấp thường không có triệu chứng. Nếu mức MCH thấp trong thời gian dài hoặc giảm xuống quá thấp, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện, bao gồm: Khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, da có thể trở nên nhợt nhạt hoặc bầm tím.

Chỉ số MCH cao nói lên điều gì?

Chỉ số MCH cao thường là dấu hiệu của bệnh thiếu máu ác tính. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào máu quá lớn, có thể là kết quả của việc không có đủ vitamin B12 hoặc acid folic trong cơ thể.

Mức MCH cao cũng có thể trỏ đến các bệnh như bệnh gan, tuyến giáp hoạt động quá mức, lạm dụng rượu, các biến chứng từ một số bệnh ung thư, biến chứng từ nhiễm trùng, uống quá nhiều thuốc có chứa estrogen.

Các triệu chứng khi mức MCH tăng cao là mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, móng nứt gãy, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, gặp vấn đề về tiêu hóa, giảm cân,...

Khi có triệu chứng của mức MCH thấp hoặc cao, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ tìm hiểu nguyên nhân, có phương pháp can thiệp điều trị thích hợp.

Tránh nhầm lẫn chỉ số MCH với chỉ số MCHC trong xét nghiệm máu. MCH là số lượng trung bình của huyết sắc tố trong mỗi hồng cầu, trong khi mức MCHC là trọng lượng trung bình của huyết sắc tố đó dựa trên khối lượng hồng cầu. Cả hai đều phản ánh tình trạng sức khoẻ của huyết sắc tố trong máu.
M. Hiếu H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học