8 cách kiểm soát đái tháo đường trong thời tiết lạnh

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý kiểm soát đường huyết trong những ngày trời lạnh

Người mắc đái tháo đường bị đau nhói dưới bàn chân có nguy hiểm không?

Thời tiết lạnh ảnh hưởng thế nào tới bệnh đái tháo đường?

Vì sao càng bị biến chứng đái tháo đường, càng nên tập thể dục?

Quả bầu có thể giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2?

Thời tiết lạnh có thể làm ảnh hưởng xấu tới cả việc kiểm soát đường huyết, cũng như làm tăng nặng thêm nguy cơ biến chứng đái tháo đường. Để phòng tránh điều này, bạn nên thực hiện 8 cách kiểm soát đái tháo đường dưới đây:

Thận trọng khi nhiệt độ xuống thấp

Nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sẽ có phản ứng để thích nghi bằng cách tự tăng lượng đường trong máu. Do đó, nếu thường xuyên phải ở ngoài trời lạnh trong một khoảng thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số dùng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh đái tháo đường trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng trước đó.

Mặt khác, khi thời tiết lạnh, việc tuần hoàn máu dưới da giảm, các mạch máu bắt đầu co lại. Điều này cũng làm giảm lưu lượng máu tới nuôi dưỡng các chi, đặc biệt là ở chân. Thêm vào đó, thời tiết lạnh đôi khi làm người bệnh giảm hoặc mất khả năng cảm giác.

Cả hai yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ tổn thương bàn chân, vết thương, vết loét liền chậm, có trường hợp phải đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường.

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn khi thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh cũng khiến máu dễ bị “vón cục” hơn, nhất là với người có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Điều đó giải thích tại sao tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ gia tăng mỗi khi thời tiết trở nên lạnh giá.

8 cách kiểm soát đái tháo đường trong thời tiết lạnh

Lưu ý vệ sinh cá nhân

Thời tiết lạnh, người bệnh đái tháo đường cũng cần lưu tâm đến việc vệ sinh cá nhân. Không nên tắm thường xuyên mà có thể cách từ 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, các vùng da có nhiều nếp gấp như bẹn, nách, kẽ ngón tay, ngón chân nên dùng khăn mềm vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm nấm. Khi đi tắm, nên nhờ người nhà kiểm tra nước để tránh việc tắm nóng quá hoặc lạnh quá (người bệnh đái tháo đường có thể bị giảm cảm giác nhận biết nóng lạnh).

Tránh ở ngoài trời quá lâu

Các chuyên gia cho biết, lượng đường huyết tăng cao có thể giúp bạn thấy ấm hơn trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, đây không phải là một điều tốt. Thời tiết lạnh có thể khiến máu trở nên đặc hơn, dễ hình thành cục máu đông.

Do đó, người bệnh đái tháo đường không nên ở ngoài trời lạnh quá lâu, đặc biệt nếu bạn đã mắc các biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh ngoại biên.


Giữ ấm bàn chân và bàn tay

Mắc đái tháo đường có thể làm giảm lưu thông máu tới chân và tay, khiến bạn khó giữ ấm những bộ phận này trong những ngày trời lạnh. Thêm vào đó, thời tiết lạnh còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đau dây thần kinh ở bàn chân.

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chú ý mang găng tay, tất ấm, giày vừa vặn, chống nước nếu có thể. Bạn cũng nên chú ý hơn tới việc chăm sóc bàn chân, kiểm tra bàn chân hàng ngày và dùng kem dưỡng ẩm nếu thấy bị khô da. Tuy nhiên, bạn không nên thoa kem lên vùng da giữa các ngón chân, vì điều này làm tăng nguy cơ bị nấm kẽ ngón chân.

Giữ thuốc insulin, dụng cụ đo đường huyết ở nhiệt độ thích hợp

Bạn nên bảo quản thuốc tiêm insulin, máy đo đường huyết... tại nhà

Giống như nhiệt độ quá cao, nhiệt độ quá lạnh cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc tiêm insulin, khiến máy đo đường huyết không thể hoạt động bình thường. Các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường không nên giữ thuốc và dụng cụ đo đường huyết trong xe ô tô hoặc tốt nhất là tại nhà khi thời tiết ngoài trời rất lạnh.

Lấy máu khi ngón tay lạnh có thể ảnh hưởng tới kết quả đo đường huyết

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường nên rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô cẩn thận trước khi đo đường huyết trong những ngày trời lạnh.

Tránh cảm cúm

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), cảm cúm có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Mắc đái tháo đường khiến bạn khó chống lại cúm, khiến bạn kiểm soát đường huyết khó khăn hơn.

Để phòng ngừa cảm cúm trong mùa Đông, người bệnh đái tháo đường có thể chủ động đi tiêm vaccine cúm, rửa tay với xà phòng và nước sạch thường xuyên hơn, tránh chạm tay lên mặt và tránh tiếp xúc nhiều với những người mang mầm bệnh.

Tránh trầm cảm

Khi trời lạnh, mọi người thường có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn, ít tiếp xúc với ánh mặt trời. Tất cả những điều này đều có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường vẫn nên chú ý tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bổ sung vitamin D nếu cần và nói chuyện nhiều hơn với bạn bè, người thân.

Duy trì thói quen vận động thường xuyên

Trời lạnh hơn khiến nhiều người không duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Trên thực tế, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tâm trạng, kiểm soát đường huyết. Do đó, bạn vẫn nên chú ý thực hiện các bài tập thể dục trong nhà, tập yoga… để kiểm soát đái tháo đường trong thời tiết lạnh.

Tham khảo dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong mùa Đông

Nguy cơ tăng đường huyết và xuất hiện biến chứng đái tháo đường gia tăng hơn khi thời tiết lạnh. Việc tăng liều thuốc hạ đường huyết không phải là lựa chọn sáng suốt vì những rủi ro lên gan thận.

Vì vậy, ngoài việc bảo vệ sức khỏe bằng cách làm đúng 8 lời khuyên kể trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm các loại sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, kiểm soát biến chứng.

Vi Bùi H+ (Theo DiabetesSelfManagement)

Gợi ý thực phẩm chức năng tốt cho người đái tháo đường: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết

Với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết.

- Hỗ trợ hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết