Chức năng tình dục có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân quản lý đái tháo đường không hiệu quả
Bạn biết gì về đái tháo đường type 2?
Mức đường huyết: Yếu tố kiểm soát đái tháo đường
Khi nào bệnh nhân đái tháo đường được chẩn đoán là type 1?
6 lưu ý giúp nam giới bảo vệ sức khỏe tình dục
Các rối loạn tình dục có thể gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
Giảm ham muốn, thậm chí mất ham muốn là một trong những rắc rối tình dục phổ biến nhất ở cả hai giới có bệnh đái tháo đường. Đó là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, mệt mỏi cùng cực, thiếu năng lượng, thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý như stress, lo âu về bệnh tật và các mối quan hệ…
Trong khi đó, biến chứng thần kinh và mạch máu do đái tháo đường có thể là một vấn đề nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến tê đau, gây mất cảm giác và làm rối loạn chức năng ở bộ phận sinh dục.
Với phái mạnh, đặc biệt nếu ở độ tuổi dưới 45, rối loạn chức năng cương dương được coi là một trong số các triệu chứng của đái tháo đường. Trên thực tế, nhiều trường hợp nam giới được phát hiện và chẩn đoán đái tháo đường là nhờ đi khám để điều trị rối loạn cương dương.
Khó đạt được hoặc duy trì khả năng cương cứng cho đến khi xuất tinh có thể bị gây ra bởi sự rối loạn các dây thần kinh, cơ bắp hoặc thiệt hại ở các mạch máu. Theo ước tính, khoảng 20 - 75% đàn ông sẽ có vấn đề với rối loạn chức năng cương dương. Những thay đổi về nồng độ testosterone trong huyết thanh cũng có thể ảnh hưởng đến cơ chế cương cứng của dương vật. Các bệnh lý thường đi kèm đái tháo đường như béo phì, tăng huyết áp, trầm cảm và thiếu hoạt động thể chất cũng góp phần làm rối loạn chức năng cương dương trở nên trầm trọng hơn.
Xuất tinh ngược dòng, là một biến chứng thường gặp do đái tháo đường type 2 không được quản lý hiệu quả. Đây là tình trạng tất cả hoặc một phần của tinh dịch chảy ngược trở lại vào bàng quang thay vì ra khỏi dương vật do cơ thắt trong bị tổn thương xuất phát từ nguyên nhân nồng độ huyết thanh tăng cao lâu ngày.
Đối với phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường type 2, rắc rối phổ biến về "chuyện ấy" là khô âm đạo. Điều này có thể được gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố hoặc các vấn đề về lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục. Đặc biệt, phụ nữ có bệnh đái tháo đường thường gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm âm đạo, cả hai đều có thể làm cho vấn đề thâm nhập trở nên đau đớn và khó chịu. Ngoài ra, những tổn thương dây thần kinh kết nối với bàng quang gây tiểu không tự chủ cũng khiến cho người phụ nữ gặp nhiều rắc rối khi quan hệ với người bạn đời.
Đái tháo đường có thể tác động tới sức khỏe tình dục của cả nam giới và phụ nữ
Làm cách nào để cải thiện đời sống tình dục ở bệnh nhân đái tháo đường?
Lựa chọn khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái: Thay vì một thời gian cố định, hãy lựa chọn thời điểm khi bạn cảm thấy cơ thể đang dồi dào năng lượng nhất.
Trị chứng khô âm đạo: Ở nữ giới, sử dụng chất bôi trơn và dùng kem dưỡng ẩm âm đạo sẽ giúp đối phó với tình trạng khô hạn.
Bổ sung nội tiết tố: Liệu pháp thay thế hormone có thể cải thiện chức năng tình dục như như suy giảm ham muốn, khô âm đạo ở nữ và vấn đề cương cứng ở nam. Liệu pháp này có thể được áp dụng dưới dạng viên uống, miếng dán, kem bôi hoặc thuốc tiêm.
Duy trì lối sống khỏe mạnh: Giữ lượng đường trong máu luôn trong mức an toàn. Xem xét kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước khi tham gia vào hoạt động tình dục để đề phòng tình trạng hạ đường huyết. Tập thể dục và tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch vì khả năng bôi trơn âm đạo và cương cứng dương vật đều liên quan đến lưu lượng máu.
Đi khám: Chia sẻ những rắc rối về tình dục với bác sỹ là điều tối quan trọng bởi rối loạn chức năng tình dục có thể là dấu hiệu tiến triển của một bệnh hoặc là dấu hiệu của một căn bệnh không được kiểm soát. Ngoài ra, đừng ngại để thảo luận với bác sỹ về các tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang sử dụng có thể ảnh hưởng tới chức năng tình dục.
Bình luận của bạn