- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Trẻ bị thiếu máu có thể mệt mỏi, quấy khóc, chậm phát triển (Ảnh minh họa)
Trẻ bị thiếu máu nên ăn uống thế nào?
Những dấu hiệu thiếu máu dễ nhận biết
7 loại trái cây giàu sắt tốt cho người bị thiếu máu
Ngô bao tử tốt cho sức khỏe như thế nào?
Khoảng 7% trọng lượng cơ thể con người là máu. Khoảng 45% máu được tạo thành từ các tế bào máu đỏ. Các tế bào máu đỏ (RBC) vận chuyển oxy và kháng thể cho các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. RBC cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và vận chuyển các chất thải đến thận và gan, do đó giúp làm sạch và lọc máu. Khi cơ thể thiếu các tế bào máu đỏ, sẽ dẫn đến thiếu máu.
Các loại bệnh thiếu máu:
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Thiếu máu hồng cầu khổng lồ hoặc thiếu máu đại hồng cầu do thiếu vitamin B12.
- Thiếu máu tán huyết - một tình trạng di truyền phát triển khi cơ thể gặp trục trặc trong việc sản xuất ra các tế bào máu đỏ.
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm. Đây là một rối loạn di truyền.
- Bệnh Thalassemia cũng là một rối loạn di truyền do cơ thể sản xuất ra các tế bào máu đỏ bất thường.
- Thiếu máu mạn tính thường do mắc bệnh mạn tính liên quan đến viêm.
- Tủy xương không thể sản xuất đủ tế bào máu đỏ và trắng, dẫn đến thiếu máu bất sản ở trẻ.
Các triệu chứng của bệnh thiếu máu ở trẻ
- Mệt mỏi, kiệt sức
- Cáu gắt, quấy khóc
- Đau đầu
- Tim đập loạn
- Khó thở
- Thèm ăn các loại thực phẩm khác thường như phấn
- Ăn không ngon, ăn ít
- Lưỡi đau hoặc sưng.
Các dấu hiệu có thể cho thấy trẻ bị thiếu máu là:
- Da nhợt nhạt
- Mắt trắng nhạt, có thể có một vài điểm màu xanh
- Móng tay dễ gãy
- Các vết thương lâu lành
- Chậm phát triển.
Trẻ bị thiếu máu không nhất thiết phải có tất cả các triệu chứng trên. Đưa trẻ đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết để xem trẻ có bị thiếu máu hay không.
Làm thế nào để ngăn ngừa thiếu máu?
Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt và vitamin B12 để phòng ngừa thiếu máu. Những thực phẩm chứa nhiều sắt là rau xanh, rau củ quả có màu vàng, cà chua, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, ngũ cốc bổ sung. Hạn chế cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò để phòng ngừa thiếu sắt trong tương lai.
Những thực phẩm chứa nhiều sắt mà trẻ bị thiếu máu nên ăn
Nếu thiếu máu do thiếu vitamin B12 thì nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin này. Ngoài ra, cho trẻ ăn thêm trái cây họ cam quýt sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt. Điều này đặc biệt hữu ích nếu trẻ ăn chay.
Các bệnh thiếu máu do di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia, hoặc tan máu không thể ngăn ngừa được.
Xem thêm: Những thực phẩm giàu vitamin B12
Những loại thực phẩm nên cho trẻ ăn khi bị thiếu máu:
- Củ cải đường rất có lợi cho trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên bị thiếu máu.
- Rau bina và các loại rau có lá màu xanh chứa nhiều sắt. Vì vậy, nếu trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, cho trẻ ăn 1 hoặc 2 chén súp rau bina mỗi ngày sẽ giúp ích cho trẻ.
- Chà là rất giàu vitamin C, có thể cải thiện khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Ngâm 2 quả chà là trong một cốc sữa, để qua đêm. Sáng hôm sau, cho trẻ uống sữa và ăn chà là khi bụng còn đói.
- Chuối chứa nhiều sắt, có thể kích thích quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể. Chuối cũng giàu magne, hỗ trợ tổng hợp hemoglobin trong cơ thể.
- Táo giàu vitamin C giúp cải thiện sự hấp thu sắt trong cơ thể.
- Cỏ cà ri có hàm lượng sắt cao, giúp duy trì lượng sắt trong cơ thể, qua đó giúp sản xuất hemoglobin.
- Ăn các loại thực phẩm như cải xoăn, bí, rau bina, cải cầu vồng tốt cho lá lách (tỳ) của trẻ. Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất RBC.
- Sử dụng men vi sinh giúp trẻ có đường ruột khỏe để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có thêm đường, chất làm ngọt nhân tạo, ngũ cốc chế biến sẵn, chocolate, soda, cà phê... cũng có thể cải thiện nồng độ sắt trong cơ thể.
Bình luận của bạn