Giải pháp bảo vệ hô hấp cho người làm việc ngoài trời

Người làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí cần đeo mặt nạ chống độc (Ảnh: Internet)

Khói bụi - "Thủ phạm" gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Khói thuốc độc 9, khói hương độc 10

Đừng hại con bằng cách trùm khăn voan tránh bụi

Dùng thuốc trị ho có chứa codein: Mẹ ơi đừng hại con!

1. Không khí ô nhiễm vô cùng độc hại

Điều đầu tiên bạn cần làm là có một sự hiểu biết đầy đủ về những nguy hại có thể có nếu phải làm việc trong môi trường độc hại. Ví dụ, một số công nhân làm việc tại công trường xây dựng có thể không nhận ra rằng, bụi sẽ xuất hiện dày trong không khí thông qua việc khoan cắt bê tông và có thể gây hại cho phổi.

Một số tình huống có thể làm cho không khí trong khu vực có nguy cơ cao bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tới đường hô hấp là:

- Sử dụng các thiết bị để cắt, mài, hàn có thể khiến không khí trở nên độc hại.

- Nếu bạn đang cắt bê tông, bụi silic trong không khí có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài.

- Khi sử dụng các loại keo, sơn, sản phẩm làm sạch, mùi hơi hóa chất tỏa ra và khi ngửi vào có thể rất nguy hiểm tới hệ hô hấp.

- Nếu phải làm việc trong một không gian nhỏ và kín, khả năng thiếu oxy là rất cao. Thiếu oxy có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, các biến cố liên quan đến sức khỏe tim mạch và hô hấp...

2. Sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp

Có rất nhiều thiết bị khác nhau giúp bảo vệ hệ hô hấp cho bạn.

- Mặt nạ lọc không khí Air-Purifying:  Có khả năng lọc không khí từ các khu vực xung quanh để loại bỏ hạt, hóa chất hoặc các chất gây ô nhiễm.

- Mặt nạ cung cấp khí sạch Supplied-Air: Cung cấp nguồn không khí sạch cho người sử dụng thông qua một ống dài được kết nối với nguồn chứa không khí sạch.

Trong hầu hết các trường hợp, một số thiết bị lọc không khí đủ để bảo vệ bạn. Khả năng bảo vệ sẽ đảm bảo và hiệu quả hơn nếu bạn biết được các chất gây ô nhiễm cụ thể trong khu vực và có phương pháp phòng hộ.

Sử dụng các thiết bị để cắt, mài, hàn có thể khiến không khí trở nên độc hại

3. Tìm hiểu kỹ thiết bị bảo vệ hô hấp

Trước khi sử dụng thiết bị, cần tìm hiểu kỹ thiết bị bằng cách đọc nhãn sản phẩm. Các nhãn sẽ hướng dẫn cho người dùng rằng khi nào thì cần sử dụng và những lưu ý đặc biệt để sử dụng sản phẩm an toàn hiệu quả. Về phía người quản lý, cần in các dấu hiệu an toàn để nhắc nhở nhân viên cần phải sử dụng các thiết bị bảo vệ trước khi vào khu vực có nguồn không khí độc hại.

4. Sử dụng thiết bị thuần thục

Mỗi thiết bị bảo vệ hô hấp có một chút khác nhau trong cách sử dụng. Vì vậy cần dành thời gian thực hành để có thể sử dụng nhuần nhuyễn các thiết bị này. Ví dụ, bạn cần phải biết làm thế nào để đeo các thiết bị vào một cách nhanh chóng và đeo nó đúng cách. Nếu không, không khí độc hại có thể đi vào thông qua chỗ hở, khiến việc đeo thiết bị hoàn toàn vô tác dụng.

5. Bảo dưỡng và thay thế khi cần thiết

Bên cạnh việc sử dụng, bạn cũng cần phải chắc chắn rằng chúng được bảo quản đúng cách. Trên thực tế, nhiều cá nhân/công ty sử dụng các thiết bị lọc không khí quá thời gian khuyến nghị, và điều này có thể làm cho chức năng của thiết bị giảm bớt hiệu quả.

Bộ lọc cùng các bộ phận khác của mặt nạ trở nên quá bẩn do không dọn dẹp, bảo dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến lượng không khí sạch đi vào phổi, thậm chí gây ra khó thở khi đeo chúng. Bởi vậy, cần thực hiện theo các bước bảo trì khuyến cáo cho các thiết bị. Một số mặt hàng cần được làm sạch, một số phải thay thế bằng bộ lọc khác hoặc mua mới hoàn toàn.

M. Hiếu H+ (Theo Babelplex)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp