- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Giảm cân giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn
Một số biến chứng cơ xương khớp thường gặp ở người đái tháo đường
Những điều bạn nên biết về tình trạng tiền đái tháo đường
Những lời khuyên về chế độ ăn phù hợp cho người bệnh đái tháo đường
Tại sao người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn phù hợp?
Giảm cân có lợi gì cho người bệnh đái tháo đường type 2?
Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, cũng như làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường.
Nguyên nhân là bởi khi các chất béo trong cơ thể tăng lên, chúng cũng thúc đẩy sản sinh adipokine - các hóa chất gây viêm trong cơ thể. Với lượng đủ lớn, các hóa chất này có thể khiến cơ thể trở nên ít nhạy cảm hơn với tác động của hormone insulin, hay nói cách khác là làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Kháng insulin là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đái tháo đường type 2. Chúng cũng có thể dẫn tới sự suy giảm insulin theo thời gian. Nguyên nhân là bởi khi cơ thể ít nhạy cảm với insulin, tuyến tụy sẽ tích cực sản sinh insulin nhiều hơn nữa. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng đến mức bạn cần phải điều trị bằng việc tiêm insulin.
Giảm cân có thể giúp giảm kháng insulin và kiểm soát đường huyết tốt hơn
May mắn là giảm cân có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường type 2. Một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng, giảm 5% trọng lượng cơ thể (khoảng 4,5kg với một người nặng 90kg) có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin tới 15%.
Một nghiên cứu khác năm 2012 cũng chỉ ra rằng, người thừa cân, béo phì chỉ cần giảm khoảng 4,5kg cân nặng đã có thể giảm 0,81% chỉ số HbA1c - chỉ số đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trung bình trong khoảng 2 - 3 tháng.
Chế độ ăn kiêng giảm cân tốt cho người bệnh đái tháo đường type 2
Để giảm cân, bạn sẽ cần tiêu thụ ít calorie hơn so với lượng cơ thể đốt cháy. Với người bệnh đái tháo đường, đây là 2 chế độ ăn kiêng tốt nhất giúp giảm cân hiệu quả:
Chế độ ăn kiêng low-carb:
Chế độ ăn kiêng low-carb giúp người bệnh đái tháo đường giảm cân hiệu quả
Chế độ ăn kiêng low-carb (ít carbohydrate) yêu cầu bạn phải hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột, ví dụ như các loại đồ ngọt, ngũ cốc, bánh mì, gạo trắng, bún miến, phở...
Nhìn chung, bất kỳ chế độ ăn kiêng nào bổ sung dưới 45% lượng calorie hàng ngày từ carbohydrate đều được gọi là chế độ ăn low-carb. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng bạn phải ăn kiêng nghiêm ngặt hơn, chỉ bổ sung khoảng 30% (thậm chí ít hơn) lượng calorie hàng ngày từ carbohydrate. Điều này tương đương với việc chỉ ăn 150gr carbohydrate trong chế độ ăn 2.000 calorie.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn kiêng low-carb có thể giúp người bị thừa cân, béo phì, người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nguyên nhân là bởi bạn đã hạn chế hầu hết các thực phẩm có thể khiến đường huyết tăng cao như đồ ngọt, ngũ cốc chế biến sẵn…
Một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng, sau khoảng 3 - 6 tháng, người theo chế độ ăn low-carb đã hạ được chỉ số HbA1c 0,34% so với những người có chế độ ăn uống nhiều carbohydrate hơn.
Dù vậy, việc bổ sung ít carbohydrate có thể dẫn tới biến chứng hạ đường huyết cấp ở người bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sỹ nếu muốn áp dụng chế độ ăn kiêng này để giảm cân.
Chế độ ăn kiêng ít chất béo (low-fat):
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn ít chất béo cũng có hiệu quả giảm cân, kiểm soát đường huyết tốt tương tự chế độ ăn kiêng low-carb. Đây cũng là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm cân nhưng không muốn cắt giảm lượng carbohydrate tiêu thụ.
Giống chế độ ăn kiêng low-carb, để theo chế độ ăn ít chất béo, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế dưới 30% lượng calorie từ chất béo, bao gồm các thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, mỡ động vật, phô mai và bơ.
Với những người thừa cân, béo phì có mỡ tạng nhiều ở bụng, đùi, mông… việc Giảm cân là điều cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, Giảm cân không chỉ giúp quá trình kiểm soát đường huyết tốt hơn mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh gout và các bệnh xương khớp khác.
Tuy nhiên, giảm cân là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải nỗ lực thực sự. Trong quá trình đó, để giúp việc kiểm soát đường huyết tốt hơn, bạn có thể dùng thêm các thảo dược thiên nhiên như lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng. Các thảo dược này có thể giúp giảm kháng insulin, tăng đào thải đường ra nước tiểu, tăng sử dụng đường ở gan và cơ, tăng sản xuất insulin, từ đó ổn định đường huyết.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Care2)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn