Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi
Video: Cơ thể phụ nữ thay đổi thế nào khi mang thai?
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ mang thai?
Phụ nữ mang thai dùng tinh dầu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Làm thế nào để giảm viêm họng khi mang thai?
Theo các chuyên gia y tế, dù não bộ có một số thay đổi trong thai kỳ, nhưng các thay đổi này thường tốt cho cả mẹ và bé.
1. Giảm lượng chất xám, giúp tăng sự gắn bó giữa mẹ và bé
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience vào năm 2016, sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm giảm lượng chất xám tại vùng não trước và vùng thái dương. Đây là những khu vực não liên quan đến các chức năng nhận thức và khả năng kiểm soát các hành vi của cơ thể.
Mang thai có thể làm giảm lượng chất xám trong não bộ của mẹ
Tuy nhiên, lượng chất xám mất đi càng nhiều thì sự liên kết, gắn bó của người mẹ và trẻ càng mạnh mẽ. Chính vì vậy, những bà mẹ có lượng chất xám giảm đáng kể trong thời kỳ mang thai sẽ ít có những cảm xúc tiêu cực với con sau này.
2. Không ảnh hưởng tới trí nhớ
Nhiều bà mẹ cho rằng, sau khi sinh, trí nhớ của mình có xu hướng suy giảm, khiến họ hay quên và nhầm lẫn hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, những thay đổi trong não bộ khi mang thai không ảnh hưởng tới trí nhớ của người mẹ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, nguyên nhân khiến người mẹ hay quên, nhầm lẫn là do căng thẳng, stress quá mức.
3. Giúp người mẹ đối phó với chứng trầm cảm sau sinh
Do những thay đổi hormone trong quá trình mang thai, nhiều bà mẹ có thể mắc chứng trầm cảm sau sinh. Họ không có cảm giác kết nối với con, cảm giác mình không phải một người mẹ tốt và hay tự nghi ngờ khả năng chăm con của mình. Tuy nhiên, sự thay đổi của não bộ trong thời kỳ mang thai có thể giúp người mẹ gắn bó hơn với con, từ đó giúp mẹ đối phó tốt hơn với chứng trầm cảm sau sinh.
Bình luận của bạn