Tác hại khi bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể khiến người bệnh bị ngất xỉu

6 lý do không ngờ gây tăng huyết áp

Có nên hiến máu khi bị tăng huyết áp không?

7 thực phẩm có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn

Huyết áp thấp tuổi teen: Thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua

Người huyết áp thấp có nên uống rượu?

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu lên các thành động mạch. Có 2 chỉ số liên quan đến huyết áp đó là huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa (là áp suất xảy ra bên trong động mạch khi tim co bóp và bơm máu vào hệ thống tuần hoàn). Chỉ số thứ 2 là huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu (là áp suất xảy ra bên trong động mạch khi máu chảy về tim và xảy ra giữa các lần cơ tim co bóp).

Huyết áp trung bình của mỗi người dao động trong khoảng từ 110 - 120mmHg đối với huyết áp tâm thu và từ 70 - 80mmHg với huyết áp tâm trương. Khi huyết áp tâm trương dưới 100mmHg và huyết áp tâm thu dưới 60mmHg, thì bệnh nhân rơi vài tình trạng hạ huyết áp hay huyết áp thấp.

Đo huyết áp giúp phát hiện bệnh huyết áp thấp

Các biến chứng nguy hiểm khi bị huyết áp thấp 

Gây mất tập trung: Huyết áp thấp có thể gây chóng mặt, mờ mắt và không tỉnh táo. Những triệu chứng thường gặp ở người huyết áp thấp có thể rất nguy hiểm cho bạn nếu đang làm công việc cần tập trung cao như vận hành máy móc, lái xe hay làm những công việc trên cao. Huyết áp thấp có thể khiến bạn mất tập trung khi lái xe, dẫn đến việc mất kiểm soát chiếc xe và gây tai nạn giao thông.

Ngã đột ngột: Chóng mặt, ngất xỉu do huyết áp thấp có thể xảy ra nhanh chóng, đặc biệt là khi người bệnh đứng lên ngồi xuống. Điều này có thể khiến người bị huyết áp thấp ngã đột ngột, nguy cơ chấn thương do té ngã sẽ rất cao.

Huyết áp thấp thường gây hoa mắt, chóng mặt

Sốc: Tụt huyết áp cấp có thể khiến người bệnh bị sốc. Nguyên nhân là do tim không có đủ máu cung cấp đến các cơ quan trọng, bao gồm cả não. Các dấu hiệu ban đầu của sốc do huyết áp thấp là mê sảng, buồn ngủ, không tỉnh táo. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh bi sốc do huyết áp có thể tử vong.

Các biến chứng khác: Huyết áp thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân có thể gây huyết áp thấp: Mất máu, nhiễm trùng nặng, mất nước nghiêm trọng, bệnh lý tim mạch như suy tim, van tim bị lỗi, dị ứng nghiêm trọng. Huyết áp thấp cũng là dấu hiệu cảnh báo tuyến nội tiết hoạt động không bình thường và bạn đang mắc các bệnh như bệnh Addison, đái tháo đường, hạ đường huyết.

Theo các bác sỹ, khi bị huyết áp thấp, người bệnh nên tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để kiểm soát huyết áp.

- Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa, vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết.

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn mặn hơn người bình thường

- Ăn mặn hơn người bình thường, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sỹ về lượng muối mà mình có thể bổ sung hàng ngày

- Tập thể dục điều độ

- Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng

- Sử dụng thuốc: Đối với những trường hợp huyết áp thấp xác định được nguyên nhân như bệnh về tim mạch, nội tiết… thì cần phải sử dụng thuốc điều trị các bệnh này theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Theo nghiên cứu, một số thảo dược tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc ổn định thần kinh thể dịch, nhờ vậy huyết áp được điều hòa một cách ổn định và bền vững. Rễ chính cây Đương quy (Quy đầu) là một trong những thảo dược như vậy. Ngoài ra, Quy đầu còn giúp làm bổ máu, tăng tạo máu, sự kết hợp giữa Quy đầu và các thảo dược như Ích trí nhân, Xuyên tiêu còn có tác dụng hiệp đồng giúp tăng cường lưu thông máu, tăng hấp thụ dinh dưỡng giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do huyết áp thấp gây ra.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hồng Mạch Khang giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp

Thảo dược nào giúp kéo huyết áp lên cao? - Ảnh 10


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch