Dùng mọi cách nhưng huyết áp vẫn không hạ do đâu?

Bạn sẽ cần phải nhanh chóng hạ huyết áp khi huyết áp tăng cao để tránh các biến chứng

Loại thuốc “4 trong 1” giúp điều trị tăng huyết áp hiệu quả

7 thực phẩm có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn

Vì sao người tăng huyết áp nên tập luyện mỗi ngày vào mùa Đông?

Thuốc trị tăng huyết áp - nhiều tác dụng phụ

Ngưng thở khi ngủ

Ngáy, buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi sau khi ngủ dậy dù bạn đã ngủ đủ 8 tiếng có thể là triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân phố biến nhất khiến bạn không thể kiểm soát huyết áp của mình. Việc thức giấc nửa đêm ở những người bệnh bị chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng các loại hormone, dẫn đến mức huyết áp tăng cao vào ban đêm. Nếu muốn cải thiện huyết áp về mức bình thường, bạn nên chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp

Bệnh thn

Tăng huyết áp là nguyên nhân phố biến thứ hai gây tổn thương thận (sau bệnh đái tháo đường) nhưng bệnh thận cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến việc dùng thuốc ở người tăng huyết áp không hiệu quả. Chỉ một thay đổi nhỏ trong chức năng thận cũng sẽ đủ làm cho huyết áp biến động. Đầu tiên là sự hẹp động mạch thận, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tăng huyết áp do thận và tăng huyết áp thứ phát. Ngoài ra, hàng loạt những bệnh lý ở thận khác như viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận... cũng gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Khi bị tăng huyết áp do bệnh thận, người bệnh cần đi khám tại các sơ sở y tế để được làm thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận và tổn thương của các cơ quan khác. Khi bị tăng huyết áp do bệnh thận người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ. Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp cần kết hợp ăn kiêng và thực hiện một lối sống phù hợp với từng giai đoạn của bệnh thận. Bệnh nhân cũng cần phải giảm cân nếu đang quá béo, nên tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp phối hợp từ 2 loại trở lên kèm theo thuốc lợi tiểu.

Bệnh thận là nguyên nhân khiến bệnh tăng huyết áp nặng hơn

Hội chứng cường Aldosterone

Aldosterone là hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận và đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát huyết áp. Khi mắc hội chứng cường Alodosterone, cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều hormone adosterone khiến nồng độ kali trong máu của bạn có thể giảm, nồng độ muối tăng lên, từ đó khiến huyết áp tăng cao. Cường aldosterone có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao, vì vậy bạn nên kiểm tra thường xuyên. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn có những nguy cơ tăng huyết áp như:

-Từ 45 tuổi trở lên

- Gia đình có tiền sử tăng huyết áp

Hội chứng cường Aldosterone khiến người bệnh bị tăng huyết áp thứ phát

- Thừa cân

- Uống rượu nhiều

- Ít vận động

Căng thẳng kéo dài

Đôi khi nguyên nhân gây tăng huyết áp không chỉ ở những người có thói quen xấu như: Ăn mặn, hút thuốc quá nhiều, thừa cân béo phì,… mà tăng huyết áp còn là do căng thẳng. Căng thẳng có thể khiến bạn bị tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng, stress diễn ra thường xuyên bạn có thể bị tổn thương tim, thận và bị tăng huyết áp mạn tính. Chính vì vậy, với những người có dấu hiệu của bệnh tiền tăng huyết áp nên sử dụng các liệu pháp giúp giảm sự căng thẳng lo lắng để phòng tăng huyết áp.

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch