Huyết áp thấp: Thủ phạm gây chóng mặt, buồn nôn

Người bị huyết áp thấp thường hay đau đầu, chóng mặt khi đói hoặc làm việc quá sức

Huyết áp thấp: Tăng cao trong mùa hè

Huyết áp thấp: Cách điều trị tại nhà người bệnh cần biết!

Điều trị huyết áp thấp bằng Đông y

Sex nguy hiểm với phụ nữ bị huyết áp thấp

Bệnh huyết áp thấp nguy hiểm ra sao?

Người huyết áp thấp thường có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ cáu, cảm giác buồn nôn, có thể suy giảm khả năng tình dục, da khô và nhăn nheo, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh, thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang, làm việc nặng, thay đổi tư thế hay choáng váng, xây xẩm mặt mày… 

Về nguyên tắc, huyết áp càng thấp càng dễ bị mất trí nhớ. Huyết áp giảm 10 mmHg, nguy cơ bị mất trí tăng 20%, người có huyết áp thấp kéo dài liên tục trong 2 năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần.

Có nhiều nguyên nhân gây nên huyết áp thấp như rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch; Sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc do hệ thống thần kinh tự động không tự điều chỉnh được.

Đời sống căng thẳng, môi trường sống và làm việc ô nhiễm, xu hướng lạm dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm hiện nay cũng làm cho bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng. Huyết áp thấp chiếm 5 – 7% dân số trưởng thành nhưng hiện nay nhiều người còn xem nhẹ căn bệnh này. Huyết áp thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan như não, tim, thận và gây tổn thương các cơ quan này.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%. 

Người bị tụt huyết áp cấp có thể bị sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng

Dự phòng huyết áp thấp

Nhiều người bị huyết áp thấp là do thành mạch máu quá yếu, sức co bóp của tim giảm do cơ tim yếu. Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, bệnh nhân cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông, phù hợp với thể lực đều rất tốt trong việc giảm chứng huyết áp thấp..

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.

Khi có hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, bạn cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. Ngoài ra, cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.

Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là ở tuổi trên 50, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có thể điều chỉnh cho hợp lý.

Thùy Trang H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch