Huyết áp thấp: Cách điều trị tại nhà người bệnh cần biết!

Người bị huyết áp thấp có thể tự điều trị tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Sẽ có vaccine ổn định huyết áp trong 6 tháng

Dùng thuốc hạ huyết áp cần lưu ý những gì?

Thuốc hạ huyết áp có thể gây suy tim, suy thận

Uống thuốc hạ huyết áp lâu ngày có tốt không?

Men vi sinh có thể giúp hạ huyết áp

Hạ huyết áp là một vấn đề sức khỏe xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành động mạch sau mỗi nhịp tim thấp hơn so với bình thường và máu không thể chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho tất cả các cơ quan quan trọng. Hệ quả là làm cho các bộ phận như tim, não, thận… bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng  do đó gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Hạ huyết áp thường xảy ra bởi nhiều lý do như cơ thể mất nước, căng thẳng và lo âu nhiều, giảm thể tích máu, mang thai, nhiễm khuẩn nặng, bệnh thần kinh, thiếu hụt dinh dưỡng, phản ứng dị ứng nặng, rối loạn nội tiết, bệnh tim…

Những biện pháp khắc phục an toàn là bằng phương pháp tự nhiên và có thể áp dụng ngay tại nhà.

1. Hỗn hợp muối và nước

Bất cứ khi nào bạn tăng lượng muối ăn vào cơ thể, huyết áp của bạn sẽ tăng. Vì vậy, khi bạn cảm thấy có triệu chứng hạ huyết áp, hãy lập tức uống một ly nước có thêm chút muối để nhanh chóng tăng huyết áp.

Ngoài ra, người bị bệnh huyết áp thấp, cũng nên tăng thêm lượng muối vào các bữa ăn hàng ngày. Nhưng để đảm bảo sức khoẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tăng lượng muối trong chế độ ăn uống, nhất là những người đang phải chịu các vấn đề liên quan đến tim và thận. Những phụ nữ mang thai cũng nên tránh dùng muối dư thừa trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Bạn có thể tham khảo công thức sau:

½ thìa cà phê muối

Nước - 1 ly

Bạn nên dùng nước ấm, sau đó cho muối vào khuấy cho tan và uống ngay. Hoặc bạn cũng có thể thêm chút đường trong đó nếu muốn.

Uống nước muối ấm hàng ngày cho đến khi huyết áp ổn định hơn thì dừng để tránh không gây ra những vấn đề khác đối với sức khoẻ.

2. Gừng 

Gừng là một phương thuốc thảo dược được sử dụng rộng rãi để trị huyết áp cao và huyết áp thấp. Trong gừng có nhiều hợp chất có lợi trong đó bao gồm một số chất chống oxy hóa mạnh và các hóa chất thực vật như shogaol, gingerol và zingerone đó giúp ngăn ngừa các biến động trong huyết áp.

Gừng cũng có tác dụng chống đông máu, chống viêm, chống co thắt và có nhiều đặc tính hữu ích khác giúp kích thích tuần hoàn máu, do đó làm tăng lưu lượng máu đến mức huyết áp thích hợp.

Dưới đây là công thức về cách làm trà gừng để ngăn ngừa hạ huyết áp.

Gừng nghiền nát: 2 thìa cà phê

Nước sôi 1 ly

Cho gừng vào nước sôi, đậy nắp trong khoảng 15 phút sau đó dùng ngay để làm tăng huyết áp.

Hãy uống trà gừng từ 1 đến 2 lần hàng ngày để ổn định huyết áp.

3. Cam thảo

Cam thảo là thảo dược cũng được dùng nhiều để làm tăng huyết áp. Glycerrhizin là một thành phần hoạt chất trong rễ cam thảo, có độ ngọt và hoạt động tương tự như steroid có tác dụng làm tăng lượng hormone aldosterone trong cơ thể, giúp giữ lượng natri trong cơ thể có tác dụng làm tăng huyết áp.

Điều trị huyết áp thấp với công thức trà cam thảo. 

1 thìa cam thảo khô thái lát hoặc nghiền thành bột

Nước sôi 1 ly.

Cho cam thảo vào ly nước sôi, hãm trong vòng 7 phút. Sau đó dùng dụng cụ lọc, lọc bã và lấy nước để uống.

Uống trà cam thảo hàng ngày chắc chắn sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng huyết áp thấp.

4. thực phẩm chức năng chứa thành phần chính là nattokinase  

Nattokinase có tác dụng giúp làm giảm độ nhớt máu, ổn định huyết áp từ đó giúp hỗ trợ điều trị, ổn định huyết áp, bao gồm cả huyết áp thấp và huyết áp cao, phòng ngừa nguy cơ dẫn đến đột quỵ não.

Đây là cách tiện dụng nhất dành cho những người bị huyết áp thấp muốn điều trị tại nhà. Tuy nhiên, hãy nhớ chọn lựa sản phẩm đã được kiểm nghiệm và thử nghiệm an toàn, cho hiệu quả hỗ trợ điều trị cao. 

Đông Nhân H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch