Nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong
Chế độ ăn rau củ quả và cá - Chìa khóa bảo vệ tim mạch
Muốn tim khỏe mạnh: Hãy tập yoga!
Trầm cảm là “bạn thân” của tim mạch
3 loại thực phẩm giúp giảm cholesterol
Dấu hiệu cảnh báo
Đau thắt ngực: Biểu hiện điển hình thường gặp ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là có cảm giác đau căng và thắt chặt ở giữa ngực, sau đó lan tỏa đến cánh tay, vai, cổ, răng, hàm, vùng bụng. Triệu chứng đi kèm là tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh.
Ngứa ở chân hoặc tay: Đây có thể là một triệu chứng liên quan đến nhồi máu cơ tim. Nếu lâm vào tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Buồn nôn hoặc nôn: Các triệu chứng buồn nôn, nôn có thể liên quan đến các bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp buồn nôn hoặc nôn đồng thời đi kèm với các triệu chứng như khó thở, toát mồ hôi, đau tức ngực thì bạn cần đến gặp bác sỹ để có hướng điều trị kịp thời.
Đau hàm: Hàm của bạn có thể bị tổn thương nếu bạn đang bị đau tim, bởi các dây thần kinh gắn liền với hàm nằm gần tim. Nếu cơn đau hàm không giảm, bạn có thể có vấn đề nha khoa, nếu cơn đau liên tục và tăng dần thì nhiều khả năng liên quan đến tim.
Mệt mỏi, khó thở: Nếu bạn không thể đi bộ thoải mái hoặc phải dừng lại nghỉ ngơi trong khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy máu không vận chuyển đủ đến tim.
Làm gì khi có các triệu chứng trên?
Các dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới, vùng bị tổn thương và các bệnh đi kèm. Nguy hiểm hơn, có những bệnh nhân gặp phải cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Những trường hợp này xảy ra chủ yếu ở người già, phụ nữ hoặc người bị đái tháo đường.
Khi có các biểu hiện triệu chứng trên, nhất là ở người có các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện có khoa/đơn vị can thiệp tim mạch để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất.
Nhối máu cơ tim rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh nên việc dùng thuốc điều trị/phòng ngừa theo đúng hướng dẫn của bác sỹ rất quan quan trọng. Tuy nhiên, một số thuốc Tây được sử dụng trong điều trị/phòng ngừa nhồi máu cơ tim có thể đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì vậy người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng.
Để tăng cường hiệu quả và làm giảm tác dụng không mong muốn trong điều trị/phòng ngừa nhồi máu cơ tim, trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim. Đây là các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn với với người bệnh và có tác dụng bị nhồi máu cơ tim.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn