Làm gì khi có biểu hiện phát sốt?

Khi bị sốt, bạn cần kiểm tra xem mình có bị sốt cao hay không bằng cách sử dụng nhiệt kế

Bị sốt sau khi oral sex với gái mại dâm, có phải đã bị HIV?

Trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Lassa tại Mỹ

Sốt xuất huyết vào mùa, gia tăng ca mắc

Bệnh sốt mò “rình” người đi phượt

Bước 1: Kiểm tra xem bạn có bị sốt cao hay không bằng nhiệt kế. Nhiệt độ cơ thể trung bình của một người có xu hướng dao động ở khoảng 37 độ C (98,6 độ F), nếu cao hơn nhiệt độ này chứng tỏ bạn đang phát sốt.

Bước 2: Cố gắng không làm phiền các thành viên khác trong gia đình trừ phi bạn có những triệu chứng nghiêm trọng. Có người chăm sóc lúc ốm đau là điều đáng quý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên giữ một khoảng cách với người khỏe mạnh để tránh lây bệnh sang cho họ.

Bước 3: Ở nhà. Khi cảm thấy không được khỏe, tốt nhất nên xin nghỉ học/nghỉ làm. Trạng thái sức khỏe không tốt sẽ ảnh hưởng tới mức độ tập trung và khả năng chú ý. Điều này không những ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc, học tập mà cũng khiến sức khỏe của bạn thêm trầm trọng.

Bước 4: Đi ngủ. Ngủ giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, thúc đẩy khả năng tự chữa bệnh của cơ thể. Nguyên nhân là khi ngủ cơ thể sẽ không phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động, thay vào đó là tập trung năng lượng cho việc chống lại bệnh tật.

Bước 5: Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Hãy gọi bác sỹ, người thân nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên, đừng quên thông báo cho họ những triệu chứng mới, chẳng hạn như đau đầu, đau cơ thể, mất cảm giác ngon miệng…

Bước 6: Ăn nhẹ với bánh quy giòn. Thông thường, bạn sẽ không muốn ăn gì khi cơ thể bị mệt mỏi, tuy nhiên, nhịn đói sẽ khiến bệnh lâu khỏi hơn. Giải pháp lúc này là ăn một vài chiếc bánh quy, nó sẽ giúp cho dạ dày cảm thấy thoải mái hơn.  

Bước 7: Sử dụng một chiếc khăn ẩm lạnh để hạ nhiệt. Nhúng khăn vào một chậu nước lạnh, vắt nước gần kiệt rồi thoa và đắp lên trán cho đến khi khăn không còn mát. Điều này giúp giảm bớt nóng bức bốc lên từ đầu và sự khó chịu của cơ thể bằng cách giảm bớt lưu lượng máu (thông qua sự co mạch của các mạch máu).

Bước 8: Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu thấy cần thiết. Luôn chuẩn bị trong tủ thuốc nhà bạn một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức cơ thể và hạ sốt tức thời.

Bước 9: Lưu ý tới các triệu chứng khác. Ngoài sốt, nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, cơ thể hoặc tay rung giật dữ dội, nói lắp, nhìn không rõ… cần nói chuyện với bác sỹ và thông báo cho người thân đưa bạn đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

M. Hiếu H+ (Theo Wikihow)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp