- Chuyên đề:
- Suy tim
Hệ vi khuẩn đường ruột có mối liên hệ lớn tới tình trạng suy tim
Infographic: Những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa suy tim
Bổ sung protein giúp giảm một nửa nguy cơ tử vong cho bệnh nhân suy tim
Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây suy tim ở người mẹ
Hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim để lấy lại niềm vui trong cuộc sống
Mối liên hệ giữa các vi khuẩn đường ruột, tế bào T và bệnh suy tim
TS. Francisco J. Carrillo-Salinas từ Đại học Tufts (Mỹ) cho rằng, hệ miễn dịch và các vi khuẩn đường ruột có thể liên quan tới khả năng phục hồi của người bệnh suy tim.
“Ruột là nơi chứa nhiều tế bào T và vi khuẩn nhất. Chúng tôi cho rằng, bằng cách điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột (đặc biệt là các vi khuẩn có hại), chúng ta sẽ có thể điều chỉnh khả năng hoạt hóa của tế bào miễn dịch T, từ đó tạo ra những thay đổi trong trái tim, phòng ngừa bệnh suy tim”, TS. Francisco J. Carrillo-Salinas cho biết.
Tế bào T là một loại bạch cầu đóng vai trò then chốt trong khả năng miễn dịch của cơ thể. Các vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh tăng cao có thể tăng sản sinh các tế bào T trong đường ruột.
Hệ vi khuẩn đường ruột có liên quan chặt chẽ tới bệnh suy tim
TS. Francisco J. Carrillo-Salinas đã chỉ ra rằng, các tế bào T có thể xâm nhập vào trái tim ở người bệnh suy tim, gây ra các phản ứng viêm. Trên thực tế, tình trạng viêm nhiễm là một dấu hiệu của phản ứng miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng tới các bệnh tim mạch, trong đó có suy tim.
Để nghiên cứu về mối liên hệ này, TS. Francisco J. Carrillo-Salinas đã thực hiện thí nghiệm trên chuột. Một nửa số chuột thí nghiệm sẽ được triệt khuẩn đường ruột bằng một liệu trình kháng sinh và thuốc kháng nấm trong vòng 5 tuần. Sau đó, tất cả các con chuột thí nghiễm sẽ trải qua phẫu thuật, mô phỏng tình trạng suy tim ở người. Các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu quá trình hồi phục của chúng.
Triệt tiêu hệ vi khuẩn đường ruột có lợi cho người bệnh suy tim?
Như dự đoán, khi so sánh với quá trình phục hồi của những con chuột vẫn còn đầy đủ hệ vi khuẩn đường ruột, trái tim của những con chuột đã được triệt khuẩn đường ruột sẽ ít bị hư hại hơn, tim cũng bơm máu hiệu quả hơn.
Các nhà khoa học cho rằng, bằng cách triệt tiêu hệ vi khuẩn đường ruột, các tế bào T xâm nhập vào tim gây viêm nhiễm cũng giảm theo, từ đó làm giảm tình trạng tổn thương tim dẫn tới bệnh suy tim.
TS. Francisco J. Carrillo-Salinas cho rằng: “Thực tế là chức năng tim đã được bảo toàn một cách đáng ngạc nhiên khi triệt tiêu hết các vi khuẩn đường ruột. Tất nhiên điều này chỉ là tạm thời và chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tình trạng của trái tim một khi hệ vi khuẩn được tái thiết lập”.
Về mặt lý thuyết, các tế bào T được kích hoạt khi trái tim bị suy yếu. Lúc này, các tế bào T sẽ di chuyển vào mô tim, giải phóng các cytokine gây viêm và hình thành các mô sẹo. Điều này có thể khiến trái tim càng tổn thương, suy yếu hơn và dẫn tới bệnh suy tim.
Các nhà khoa học hy vọng kết quả nghiên cứu này có thể mở ra con đường mới cho những người có nguy cơ, những người đang phải chung sống với bệnh suy tim. Hiện họ cũng đang tiếp tục xác định các loại vi khuẩn nhất định có ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh suy tim, từ đó không cần phải triệt tiêu toàn bộ các vi khuẩn, đặc biệt là các lợi khuẩn đường ruột.
Tuy nhiên, từ lâu, các nhà khoa học vẫn luôn khuyến khích giữ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tức là cân bằng giữa cả lợi khuẩn và các vi khuẩn có hại. Do đó, trước khi nghiên cứu trên được phát triển thêm nữa, người bệnh suy tim vẫn nên cố gắng giữ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu probiotic; Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện... cũng như giảm căng thẳng, stress trong cuộc sống.
Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim. Hiệu quả và mức độ an toàn đã được chứng minh lâm sàng và được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu tại Canada năm 2014.
Bình luận của bạn