7 biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho người bệnh

Rối loạn nhịp tim và các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Rượu làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người rối loạn nhịp tim

Ánh sáng nhẹ giúp điều trị các rối loạn nhịp tim nguy hiểm

Rối loạn nhịp tim có thể gây đột quỵ, suy tim và bệnh thận

Phương pháp Vagal Maneuvers

Phương pháp này được sử dụng để làm chậm nhịp tim bằng cách kích thích phản xạ của dây thần kinh phế vị (nằm sát động mạch cảnh trong), khiến cơ thể sản sinh chất dẫn truyền thần kinh làm chậm nhịp tim.

Phương pháp Vagal Maneuvers bao gồm các hoạt động:

- Ho: Ho mạnh và liên tục có thể kích thích các dây thần kinh phế vị. Chỉ ho 1 lần sẽ không có hiệu quả.

- Thổi qua một cái ống: Thổi qua một cái ống trong khi nằm ngửa trong 15 giây có thể làm tăng áp lực trong khoang ngực và làm ổn định nhịp tim.

Úp mặt vào bát nước lạnh có thể giúp ổn định nhịp tim

- Làm lạnh mặt: Úp mặt vào chậu nước lạnh hoặc đặt một túi nước đá lên mặt trong khoảng 10 giây có thể giúp ổn định nhịp tim.

- Massage động mạch cảnh: Động mạch cảnh là những mạch máu lớn ở cổ cung cấp máu cho não, cổ và khuôn mặt. Massage động mạch cảnh được thực hiện bằng cách tạo áp lực nhẹ nhàng lên phần dưới hàm theo chuyển động tròn trong khoảng 10 giây. Tuy nhiên kỹ thuật này không được khuyến khích cho các bệnh nhân đã từng hút thuốc hay những người bị hẹp động mạch cảnh.

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở người bị rối loạn nhịp tim

Ăn các thực phẩm chống viêm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất béo lành mạnh… có thể cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như giúp ổn định nhịp tim. Các thực phẩm bạn nên ăn bao gồm: Rau củ, trái cây, gia vị thảo mộc (nghệ, tỏi), các loại đậu, các loại hạt, quả bơ, cá, dầu olive, sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng…

Tăng cường hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện huyết áp, ổn định mỡ máu,… Chính vì vậy tập thể dục hàng ngày có thể là một cách để duy trì trái tim khỏe mạnh ở những người bị rối loạn nhịp tim. Nên trao đổi về các bài tập với bác sỹ điều trị để đảm bảo bạn không tập luyện quá sức.

Bỏ thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy, khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ. Thuốc lá làm trầm trọng tình trạng rối loạn nhịp tim, chính vì vậy bạn nên bỏ thuốc lá hoàn toàn để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Giữ cân nặng ổn định

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu cho thấy bệnh rung nhĩ – 1 dạng rối loạn nhịp tim phổ biến, có liên kết với tình trạng thừa cân và béo phì. Theo đó, những người bị thừa cân có tỷ lệ mắc và phát triển bệnh rung nhĩ cao hơn những người có trọng lượng bình thường. Giảm cân sẽ giúp những đối tượng ngày giữ nhịp tim ổn định hơn.

Giảm căng thẳng

Các hoạt chất sinh học trong thảo dược Khổ sâm có khả năng làm ổn định nhịp tim, thư giãn mạch máu, cải thiện các triệu chứng tim nhanh, hồi hộp, trống ngực… cho người bệnh rối loạn nhịp tim.

Căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực là một trong các yếu tố gây rối loạn nhịp tim, gây ra các tác động đáng kể đến sức khỏe tim mạch. Bạn có thể thực hiện các liệu pháp thư giãn như thiền, tập yoga,… để làm giảm căng thẳng, quản lý nhịp tim.

Châm cứu

Châm cứu là một biện pháp đã được sử dụng từ hàng nghìn năm nay để hỗ trợ, cải thiện chức năng tim mạch. Theo các nhà khoa học, có khoảng hơn 87% những người sử dụng biện pháp châm cứu để điều trị rối loạn nhịp tim nhận thấy nhịp tim trở nên ổn định hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Draxe)

TPCN Ninh Tâm Vương có chứa thảo dược Khổ sâm, giúp ổn định nhịp tim, làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh, phù hợp với người bị rối loạn nhịp tim nhanh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch