Bị ngạt mũi, khó thở thật khó chịu
Trẻ bị ngạt mũi có nên tiêm phòng?
Tuyệt chiêu trị ngạt mũi khó thở cho bé khi ngủ
Mẹo đơn giản trị ngạt mũi hiệu quả
Chăm sóc bé bị ngạt mũi, khó thở như thế nào?
Massage điểm giữa hai lông mày
Massage điểm này nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, trong vòng 1 phút. Cách massage này sẽ tác động đến niêm mạc mũi, ngăn ngừa khô mũi và phòng ngừa viêm xoang. Động tác này cũng giúp giảm áp lực ở xoang trán.
Xoa xoang mũi
Dùng hai ngón giữa thực hiện chuyển động tròng vùng cánh mũi từ 1 – 2 phút. Động tác này giúp lỗ mũi thông thoáng hơn, nhờ đó bạn sẽ hết ngạt mũi, dễ thở hơn.
Massage điểm giữa mũi và môi
Massage nhẹ nhàng điểm giữa môi trên và mũi trong 2 – 3 phút. Cách này sẽ giúp giảm sưng niêm mạc trong mũi của bạn.
Dùng máy tạo ẩm không khí
Khi độ ẩm không khí dưới 40%, chất nhầy trong mũi sẽ khô và gây khó khăn khi thở. Nếu mũi có nhiều chất nhầy khô bít lại, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm, để độ ẩm trong phòng dao động từ 40 – 60%.
Làm chảy chất nhầy
Lấy một miếng vải ấm nhưng không quá nóng (có thể làm ấm bằng lò vi sóng hoặc đặt nó trong nước nóng, vắt hết nước). Để miếng vải ấm lên mũi. Nhiệt nóng sẽ làm lỏng chất nhầy, chất nhầy sẽ chảy ra khỏi mũi. Sau khi đắp miếng vải ấm lên mũi, bạn cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
Nếu bị ngạt mũi do dị ứng, hãy tập thể dục
Khi nhịp tim tăng lên, cơ thể nóng lên, sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông chất nhầy trong mũi, nhờ đó bạn sẽ dễ thở hơn. 15 phút tập thể dục sẽ giúp bạn đối phó với viêm mũi dị ứng.
Bình luận của bạn