Nghiên cứu trái tim người để cải thiện điều trị rung nhĩ

Các nhà khoa học đang nghiên cứu trái tim người, cải thiện biện pháp điều trị rung nhĩ

Quản lý rung nhĩ giúp phụ nữ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

Các cách làm giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ

Phụ nữ cần biết gì về rung nhĩ và nguy cơ đột quỵ?

Rung tâm nhĩ và các nguy cơ biến chứng bạn cần cảnh giác

Tâm nhĩ (2 buồng tim trên) chịu tránh nhiệm đưa máu vào tâm thất (2 buồng tim dưới). Ở những người mắc rung nhĩ, tâm nhĩ đập không đều, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, rung nhĩ làm tăng gấp 5 lần nguy cơ đột quỵ, cũng như làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch khác.

Hiện nay, biện pháp điều trị rung nhĩ phổ biến nhất là phẫu thuật cắt đốt điện tim. Trước khi tiến hành, các bác sĩ sẽ mô phỏng hình ảnh trái tim 3D thông qua kỹ thuật chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm quan sát hoạt động điện của tim. Mục tiêu là phát hiện các mô bị tổn thương hoặc vị trí nốt sẹo ở buồng tim, từ đó sử dụng năng lượng cao để triệt đốt các ổ loạn nhịp này.

Phẫu thuật cắt đốt điện tim thường được sử dụng để điều trị rung nhĩ

Tuy nhiên, cách lập bản đồ trái tim như hiện nay vẫn chưa hoàn toàn chính xác, khiến các bác sỹ thường phải dựa nhiều vào phỏng đoán, từ đó dẫn tới nhiều trường hợp điều trị không thành công hoặc phải cắt đốt nhiều lần - theo tác giả nghiên cứu, GS. Vadim Fedorov từ Đại học Bang Ohio (Mỹ).

Các hình ảnh cộng hưởng từ hiện nay có thể phát hiện 200 đơn vị ảnh 1 chiều, trong khi đó kỹ thuật tái tạo bản đồ tim của GS. Vadim Fedorov cùng các đồng nghiệp có thể tạo ra 40.000 đơn vị ảnh 3D.

GS. Vadim Fedorov cùng các đồng nghiệp đã sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang tiêm vào trái tim của người hiến tặng, sau đó họ sử dụng 4 máy ảnh hồng ngoại có độ nhạy cao để tiến hành nghiên cứu các hoạt động điện của tim. Các nhà nghiên cứu có tổng cộng 12 tiếng kể từ khi nhận trái tim tới các khâu chuẩn bị, quan sát tâm nhĩ.

Các nghiên cứu trước đây trên động vật cho thấy có những hoạt động điện rối loạn là nguyên nhân gây ra rung nhĩ. Dựa vào mô hình trái tim mới được thiết lập, GS. Vadim Fedorov cùng các đồng nghiệp đã xác nhận cách các hoạt động điện rối loạn này đi vào các mô tim.

Trong hướng nghiên cứu tiếp theo, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể xác định rõ hơn các nguyên nhân gây ra rung nhĩ, cũng như xác nhận lại kết quả nghiên cứu của họ trong vòng 5 năm tới đây để có thể áp dụng bản đồ tim 3D vào điều trị rung nhĩ cho kết quả chính xác hơn.

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) trái tim của các bệnh nhân đã ứng dụng phương pháp mới để điều trị rung nhĩ, xem xem bản đồ 3D mới có hiệu quả như thế nào khi xác định vị trí cơ tim bị rối loạn hoạt động điện.

Thông thường, bệnh nhân cắt đốt điện tim thường phải điều trị nhiều lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng dựa vào nghiên cứu mới này, họ có thể “phát triển các biện pháp điều trị trên từng cá nhân, dựa vào các hình ảnh cấu trúc và chức năng tim của họ”, GS. Vadim Fedorov cho biết.

Vi Bùi H+ (Theo Foxnews)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim cho người bệnh rung nhĩ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch