Người bệnh đái tháo đường type 2 có nên uống nước ép trái cây?

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý không nên uống quá nhiều nước trái cây

7 công dụng bất ngờ của lá xoài cho người bệnh đái tháo đường

Top 4 loại thực phẩm nên ăn khi bị đề kháng insulin

Tại sao lá xoài có thể hỗ trợ điều trị đái tháo đường?

Những cách giảm HbA1c tự nhiên cho người bị đái tháo đường

Một loại đồ uống tưởng chừng như lành mạnh với nhiều người - nước ép trái cây, lại có thể làm tăng cao đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Franziska Spritzler (người Mỹ), nước ép trái cây thường có hàm lượng đường cao và có thể làm tăng đường huyết nếu bạn uống quá nhiều. Chưa hết, uống nước ép trái cây cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin ở người bệnh đái tháo đường.

Uống nhiều nước ép trái cây có thể khiến đường huyết tăng cao

Trong một số trường hợp, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau khi uống nước ép trái cây. Nồng độ đường huyết còn tăng cao hơn cả so với khi họ uống các loại nước có gas. Franziska Spritzler cho biết: “Mặc dù nước trái cây thường được coi là một thức uống lành mạnh, nhưng tác động của chúng đối với lượng đường huyết cũng tương tự như soda và các loại đồ uống có đường khác”.

Trên thực tế, một số loại nước ép trái cây còn chứa nhiều đường và carbohydrate hơn nhiều so với một số loại soda. Ví dụ, 250ml nước ép táo và soda đều chứa 24gr đường, tuy nhiên, 250ml nước ép nho có thể chứa tới 32gr đường.

Franziska Spritzler giải thích, nước ép trái cây chứa nhiều đường dạng fructose, có khả năng khiến tình trạng kháng insulin thêm trầm trọng. Ngoài ra, uống nhiều nước ép trái cây cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch… cho người bệnh đái tháo đường.

Vậy làm sao để quản lý đường huyết nếu bạn vẫn muốn uống nước trái cây?

Theo Hiệp hội Nước trái cây (Anh), chỉ uống một lượng nhỏ nước ép trái cây dường như không gây ra tình trạng tăng lượng đường huyết. Hiệp hội Đái tháo đường (Anh) cũng khuyến cáo người bệnh không nên uống quá 150ml nước ép trái cây mỗi ngày, đồng thời bạn phải kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, fructose trong các loại trái cây tươi cũng tốt hơn nhiều trong nước ép trái cây đóng hộp. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên tự làm nước ép, đặc biệt là nước chanh với hàm lượng cabohydrate ít hơn 1gr, hầu như không chứa calorie.

Vi Bùi H+ (Theo Express.co.uk)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

Top 4 loại thực phẩm nên ăn khi bị đề kháng insulin - Ảnh 8

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết