- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh mạch vành
Tôi bị bệnh mạch vành và bệnh mỡ máu cao thì phải chữa thế nào?
Khỏe mạch máu, mạnh tinh thần
30 tuổi bạn đã bắt đầu bị bệnh mạch vành?
Người bị bệnh mạch vành dùng aspirin thời gian dài có nguy hiểm không?
Chế độ ăn – trợ thủ đắc lực của bệnh mạch vành
Các chuyên gia Tim mạch khẳng định, bệnh mạch vành liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Một trong những phương pháp để phòng và điều trị bệnh mạch vành một cách hiệu quả là tuân thủ chế độ ăn hợp lý.
Theo TS.BS Tô Thanh Lịch – Viện Tim mạch Việt Nam: Để cơ thể luôn khỏe mạnh, người mắc bệnh mạch vành, cần điều chỉnh từng nhóm dinh dưỡng.
- Người mắc bệnh mạch vành nên hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thay vào đó nên ăn các loại thịt có màu trắng như thịt gia cầm, gà, ngan, cá…
- Cần tăng cường ăn các loại rau củ như: Rau muống, rau dền, mồng tơi, củ cải trắng… Không nên sử dụng các loại hoa quả sấy khô, hoa quả đã chế biến.
- Người bệnh mạch vành nên kiêng các món như: Mỡ động vật, óc, tủy, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ... Ngoài ra, người bệnh mạch vành cũng phải kiêng những đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê... vì những thức uống này gây hưng phấn đại não, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh mạch vành.
Nên bổ sung các loại cá như cá thu, cá hồi… vào chế độ ăn cho người bị bệnh mạch vành
Món ăn tốt cho người bệnh mạch vành
Canh mộc nhĩ đen: 6gr mộc nhĩ đen, một ít đường trắng. Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn lửa nhỏ nấu đến nhừ, cho đường cát trắng vào nấu tan là được. Ăn mộc nhĩ uống canh, mỗi ngày 1 – 3 lần. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh động động mạch vành, mỡ máu cao, tăng huyết áp.
Nấm hương nấu rau cần: Nguyên liệu: 50gr nấm hương, 400gr rau cần, một ít dầu mè, một ít bột năng cùng gia vị. Cách làm: Nấm hương rửa sạch, rau cần rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn. Bột năng hòa với một ít nước và muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào sơ qua, rồi cho tiếp nấm hương, gia vị vào. Sau đó cho nước bột năng vào, nấu đến khi nguyên liệu sền sệt thì tắt lửa. Món ăn này dùng thích hợp cho người bệnh mạch vành, người có lượng mỡ máu cao.
Sơn tra mật ong: 500gr sơn tra sống, 250gr mật ong. Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm vào lượng nước thích hợp, nấu đến sắp chín, nước gần cạn cho mật ong vào, đun lửa nhỏ nấu cho đến chín chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml. Có tác dụng: Tiêu hóa thức ăn, giảm chất béo, tiêu đờm. Chủ trị: Bệnh động mạch vành, mỡ cao trong máu.
Sơn tra là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh mạch vành
Cháo bột ngô gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh, gạo tẻ cho nước vào vừa đủ, nấu thành cháo. Cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi là được. Món ăn thích hợp để điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành.
Cháo cà rốt và gạo tẻ: Cà rốt tươi vừa đủ, nấu với gạo tẻ thành cháo. Ăn vào 2 buổi sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài, có tác dụng chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực ở người cao tuổi.
Cháo đan sâm đào nhân: Đan sâm 30gr, gạo tẻ 60gr, đào nhân 10gr. Đan sâm sắc lấy nước, đem nấu cháo với gạo và đào nhân. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục trong 4 tuần.
Chế độ ăn uống uống để giảm cholesterol rất quan trọng đối với người bị bệnh mạch vành. Tuy nhiên chỉ có 20% lượng cholesterol được hấp thu vào máu qua qua thực phẩm ăn hàng ngày, còn lại 80% cholesterol được tạo ra là do gan tự tổng hợp. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy một số thảo dược như Hoàng bá, Bồ hoàng, Đỏ ngọn ngoài tác dụng chống viêm mạch vành để ngăn ngừa mảng xơ vữa hình thành thì còn có tác dụng tăng đào thải cholesterol qua dịch mật và ngăn ngừa hấp thu cholesterol từ ruột vào máu. Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học và các thảo dược nói trên được cho là giải pháp hữu hiệu giúp làm chậm sự tiến triển và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người bệnh mạch vành.
Thanh Tú H+
Bình luận của bạn