Nhìn móng tay có thể đoán bệnh ở tim gan phổi và nhiều bệnh khác?

Bạn có thể đoán biết một số bệnh thông qua trạng thái móng tay

Móng tay có những vết lõm là dấu hiệu của bệnh gì?

Móng giòn và dễ gãy: Hãy ăn sữa chua!

5 thực phẩm bạn nên ăn giúp móng tay luôn chắc khỏe

12 thương hiệu sơn móng quen thuộc chứa chất gây rối loạn nội tiết

Theo bác sỹ người Mỹ Sara Norris, đối với nhiều người, trạng thái của móng tay có thể cảnh báo về vấn đề dinh dưỡng hoặc tiêu hóa kém.

TS. Mark Benor tới từ Trường Y Keck (Mỹ) cho biết thêm, móng khỏe mạnh là khi nó có bề mặt mịn màng và không bị đổi màu. Những thay đổi về mặt kết cấu và màu sắc móng tay có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe gì đó. Thậm chí, bạn có thể nhìn móng tay đoán bệnh ở tim gan phổi...

Móng tay giòn

Móng tay giòn, dễ bị xước, gãy, chẻ móng... thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt ở phụ nữ. Nó được xem là biểu hiện của bệnh Onychoschizia, xảy ra khi móng tay tiếp xúc với nước và ẩm quá lâu.

Khắc phục: Bạn có thể thử áp dụng các loại kem có chứa accid alpha-hydroxy hoặc lanolin. Nếu không hiệu quả, hãy hãy đi khám để được điều trị tốt hơn. Lưu ý rằng, suy giáp và thiếu sắt cũng có thể khiến móng tay trở nên yếu và dễ bị chẻ.

Móng tay mềm, yếu

Móng tay trở nên mềm có thể là do tiếp xúc quá lâu với độ ẩm hoặc hóa chất như xà phòng, thuốc thấy, phương pháp điều trị móng tay và chất tẩy sơn móng tay.

Khắc phục: Tránh để móng tay tiếp xúc với hóa chất. Nên sử dụng găng tay khi phải làm việc lâu với nước và chạm vào hóa chất. Móng tay yếu cũng có nhiều khả năng liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B, calci, sắt hoặc acid béo. Bạn có thể tiêu thụ vitamin tổng hợp để khắc phục điều này.

Móng tay bị bong tróc

Điều này có thể do chấn thương khi bạn dùng móng tay để cậy, nhấn gì đó hoặc sự cố khi loại bỏ móng tay giả. Tình trạng này cũng xảy ra khi bạn ngâm tay quá lâu trong nước có xà phòng. Ngoài ra, nó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu sắt.

Khắc phục: Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt như đậu lăng, thịt đỏ, ngũ cốc tăng cường hoặc khoai tây nướng cả vỏ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm biotin. Nếu móng tay bị bong tróc là do nguyên nhân bên ngoài, hãy dưỡng ẩm cho móng tay bằng cách áp dụng kem dưỡng sau khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào có thể làm móng bị khô. Bạn cũng nên đeo găng tay bảo vệ trong khi dọn dẹp hay nấu nướng.

Bề mặt móng tay bị gợn sóng

Nếu bề mặt móng tay xuất hiện các gợn sóng hoặc bị lõm xuống mà không bị thay đổi màu sắc, bạn không cần phải lo lắng gì. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các sọc ngang cứng - còn được gọi là đường Beau, thì đây là dấu hiệu của một triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nó xuất hiện khi mầm móng bị tổn thương, khiến móng chậm phát triển.

Khắc phục: Đi khám để phát hiện nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các đường sọc theo chiều dọc có thể là dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt trong khi các sọc ngang có thể do bệnh thận.

Biết Tuốt H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp