Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh gì?

Thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ mang thai mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm

8 loại rau xanh mà bà bầu nên ăn thường xuyên

Bà bầu ăn cá hồi ướp muối có ảnh hưởng xấu đến thai nhi?

Bà bầu cần làm gì để giữ thận khỏe mạnh trong thời gian mang thai?

Vì sao bà bầu tuyệt đối không nên hút thuốc lá?

Thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những vấn đề hay gặp trong thai kỳ. Khi mang thai, yêu cầu về lượng sắt trong cơ thể sẽ tăng lên đáng kể. Sắt giúp các huyết sắc tố và protein trong tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các tế bào khác. Thiếu sắt khiến mẹ mệt mỏi, khó thở, xanh xao. Thiếu sắt nặng còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Để đối phó với tình trạng thiếu máu khi mang thai, thai phụ sẽ được kê đơn các sản phẩm bổ sung sắt. Trong thời gian bổ sung sắt, thai phụ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm giúp đo nồng độ sắt. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt nặng thì cần phải truyền máu. 

Thiếu máu khiến bà bầu mệt mỏi

Viêm nướu 

Tăng lưu lượng máu trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể  gây viêm nướu phụ nữ mang thai. Sự gia tăng hormone progesterone cũng làm thay đổi pH của nước bọt và làm tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn.

Đây là lý do vì sao phụ nữ mang thai nên thăm khám nha sỹ trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ ba của thai kỳ. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thay đổi nội tiết và sự thay đổi trong cấu trúc xương chậu khi mang thai có thể khiến chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu là:

- Đi tiểu thường xuyên;

- Nước tiểu có mùi hôi;

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiết niệu

- Cảm giác bàng quang không hoàn toàn trống rỗng mặc dù mới đi tiểu xong;

- Đau ở vùng bụng dưới và lưng;

- Tiểu ra máu;

- Sốt.

Trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Để phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sỹ sẽ đề nghị sản phụ làm xét nghiệm nước tiểu. 

Nhiễm trùng âm đạo

Những thay đổi về nội tiết tố trong khi mang thai có thể khiến chị em bị nhiễm trùng âm đạo. Triệu chứng khi bị nhiễm trùng âm đạo

- Dịch âm đạo tiết nhiều, có mùi hôi;

- Ngứa âm đạo;

Thay đổi nội tiết tố khiến thai phụ dễ bị nhiễm trùng âm đạo

- Đau khi quan hệ tình dục.

Đái tháo đường thai kỳ

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ: Thèm ăn liên tục, khát nước, đi tiểu thường xuyên, tăng cân nhiều, thai nhi bị thừa cân. Trẻ được sinh ra bởi người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ bị đái tháo đường hoặc béo phì trong tương lai. Vì những lý do này mà phụ nữ mang thai nên xét nghiệm đường huyết định kỳ. Nếu kết quả dương tính, thai phụ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Nếu bị đái tháo đường thai kỳ nặng, bác sỹ sẽ kê đơn tiêm insulin hàng ngày. 

Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm đường huyết định kỳ

Tiền sản giật

Tăng huyết áp trong giai đoạn cuối của thai kỳ có thể gây tiền sản giật. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây tử vong ở phụ nữ mang thai. Khi bị tiền sản giật, phụ nữ mang thai sẽ bị đau đầu, ù tai, đau bụng, co giật, nhìn mờ. Nếu có huyết áp là 140/90 hoặc cao hơn thì thai phụ sẽ phải xét nghiệm xét nghiệm nồng độ protein trong nước tiểu để xác định nguy cơ bị tiền sản giật.

Thanh Tú H+ (Theo Steptohealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp