- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim nhanh nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Những điều cần biết về rung nhĩ - biến chứng tim mạch nguy hiểm
Rung nhĩ: Làm sao để phòng ngừa nguy cơ biến chứng?
Chú ý 6 nguy hiểm tiềm ẩn với người bệnh rung nhĩ
Cha mẹ cần biết gì về tình trạng rung nhĩ của con?
Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh bất thường
Khi bị rối loạn nhịp tim, tim sẽ không thể bơm máu một cách hiệu quả. Rối loạn nhịp tim gây nhịp tim nhanh (phổ biến nhất là bệnh rung nhĩ) xảy ra khi tim đập nhanh, không đều, có thể liên quan tới nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh van tim, động mạch vành...
Các nhà khoa học cho rằng các tín hiệu điện tim bất thường phát sinh từ tâm nhĩ trái có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim nhanh, rung nhĩ. Ngoài ra, ở những người mắc bệnh van tim, van tim bị dị tật hoặc tổn thương có thể khiến máu bị rò rỉ bất thường, gây ứ trệ máu… cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt tình trạng rối loạn nhịp tim.
Các tín hiệu điện tim bất thường có thể gây rối loạn nhịp tim
Ngoài ra, một số tình trạng như bệnh thấp tim, cường giáp hay lối sống không lành mạnh như uống quá nhiều rượu bia… cũng có thể là nguyên nhân gây rung nhĩ.
Rối loạn nhịp tim nhanh ảnh hưởng gì gới chức năng tim?
Tim có chức năng tự điều hòa nhịp tim, giữ nhịp đập thông thường trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Chức năng này bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong 2 buồng tim trên, đi xuống 2 buồng tim dưới (tâm thất) và đi xuống đáy trái tim.
Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, trống ngực... do rung nhĩ
Khi có các tác động bất thường tới các tín hiệu điện tim, nhịp tim có thể trở nên không đều, gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể dễ cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, trống ngực dẫn tới chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Nghiêm trọng hơn, bị rung nhĩ có thể làm tăng cao nguy cơ các biến chứng tim mạch, đặc biệt là đột quỵ ở người bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn nhịp tim nhanh?
Cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh là giữ lối sống lành mạnh, bao gồm xây dựng chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, tập thể dục thường xuyên, có các biện pháp quản lý căng thẳng và không uống rượu bia, hút thuốc lá.
Ngoài ra, kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu (mỡ máu) và phòng ngừa đái tháo đường… cũng là các cách phòng ngừa rung nhĩ hiệu quả.
Những người mắc các bệnh tim mạch có nguy cơ phát triển thành rung nhĩ cao cũng nên kiểm tra tim thường xuyên để phòng ngừa bệnh. Các bác sỹ cũng có thể kê thuốc, giúp bạn kiểm soát nhịp tim hiệu quả hơn.
Vi Bùi H+ (Theo AllAfrica)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng trống ngực, khó thở, mệt mỏi... do rối loạn nhịp tim.
Bình luận của bạn