- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Tiền đái tháo đường không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến đái tháo đường
Cảnh giác với 5 dấu hiệu của tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường: Làm gì để không thành bệnh đái tháo đường type 2?
Nên làm gì khi được chẩn đoán tiền đái tháo đường?
Liệu bạn có nguy cơ cao mắc tiền đái tháo đường?
Đái tháo đường là bệnh mạn tính, biểu hiện bởi nồng độ đường huyết cao hơn mức bình thường (140 mg/dL). Bệnh ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Không có nhiều triệu chứng giúp người bệnh nhận biết sự gia tăng lượng đường trong máu và đây là lý do tại sao bệnh đái tháo đường thường được chẩn đoán muộn khi đã bắt đầu có biến chứng. Đái tháo đường còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" cũng bởi lý do này.
Tuy nhiên, trước khi bị đái tháo đường thì có một giai đoạn mà người bệnh phải trải qua là tiền đái tháo đường. Ở tiền đái tháo đường, lượng đường trong máu cũng ở mức cao nhưng không cao như đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc kịp thời và đúng cách thì tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành bệnh đái tháo đường.
Cũng tương tự như đái tháo đường, tiền đái tháo đường cũng không có triệu chứng cụ thể và tiến triển rất âm thầm. Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến một người dễ bị tiền đái tháo đường bao gồm: Thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, tăng huyết áp, cholesterol cao, gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2...
Dưới đây là một vài dấu hiệu tiền đái tháo đường bạn nên cảnh giác:
Ngứa ngáy
Khi lượng đường trong máu tăng cao, da của bạn có thể trở nên ngứa ngáy, khó chịu. Trên da xuất hiện các mảng màu đỏ, nâu hoặc vàng, các mạch máu có thể nhìn thấy một cách rõ ràng cũng có thể là dấu hiệu nhận biết.
Gout
Người bệnh gout thường rất dễ mắc bệnh đái tháo đường
Đây là một loại viêm khớp khiến cho các khớp xương sưng lên do acid uric tích tụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh gout thường rất dễ mắc bệnh đái tháo đường.
Mệt mỏi
Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù bạn đã ngủ rất nhiều thì có thể là do lượng đường trong máu đang ở mức cao. Khi cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.
Buồn ngủ
Vì luôn ở trong trạng thái mệt mỏi nên bạn cảm thấy buồn ngủ trong suốt cả ngày.
Béo bụng
Nếu cơ thể đang tích tụ nhiều mỡ hơn bình thường, đặc biệt là ở vùng bụng thì bạn cần thận trọng. Điều này có thể là do tình trạng tiền đái tháo đường. Trên thực tế, béo bụng cũng là một dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa và là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Nếu đang gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, tốt nhất bạn hãy tới bệnh viện làm xét nghiệm máu HbA1c để kiểm tra tình trạng của mình.
Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn