- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
Bệnh nhân nổi mề đay lạnh khi gặp nhiệt độ thay đổi đột ngột
Biện pháp tự nhiên cho những người hay nổi mề đay
Dị ứng, nổi mề đay có phải do gan?
Ngứa ngáy, nổi mẩn trời lạnh có thể gây tử vong
54% bệnh nhân mề đay mạn có triệu chứng đau dạ dày
Thời tiết thay đổi thất thường vào mùa Hè cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị dị ứng nổi mề đay. Hà Nội vào cuối tháng Năm nắng nóng như đổ lửa, lại hay có những cơn mưa dông vào cuối ngày giải nhiệt cho người dân Thủ đô. Nhưng những cơn mưa dông bất chợt vào giờ tan sở này lại khiến cho chị Hải Đường bị nổi mề đay nặng và ngứa ngáy khắp người đến tận ngày hôm sau.
Chị Hải Đường chia sẻ: “Trước đây chỉ những khi thời tiết quá lạnh và không mặc đủ ấm, tôi mới bị nổi mề đay và mẩn ngứa nhưng mấy năm gần đây, chỉ cần nhiệt độ thay đổi do mưa dông mùa hè cũng có thể nổi mẩn rồi”.
Trời mưa dông, thời tiết thay đổi là nguyên nhân khiến mề đay lạnh nổi lên
Nguyên nhân gây nổi mề đay lạnh
Theo lương y Trịnh Văn Sỹ, thời tiết chuyển mùa, sự thay đổi đột ngột của khí hậu cộng với môi trường không khí đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng là những yếu tố làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều. Theo y học cổ truyền, mề đay thuộc chứng phong ngứa, phép điều trị chủ yếu là tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng.
Theo Tây y, mề đay nổi lên là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên). Khi bạn bị nhiễm lạnh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất của hệ thống miễn dịch khác vào da gây nổi mề đay, mẩn ngứa và một số triệu chứng dị ứng khác.
Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên, có một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả, đó là: Trẻ em, thanh thiếu niên. Bệnh cũng hay tái phát ở những đối tượng này. Ngoài ra, những người mắc các bệnh như nhiễm virus, viêm phổi, mycoplasma … cũng dễ bị nổi mề đay khi nhiễm lạnh.
Người mẫn cảm với lạnh có thể nổi mề đay ở vùng da được tiếp xúc với lạnh hoặc khắp thân mình. Nếu bị ngâm nhúng một phần tay chân trong nước lạnh có thể gây ra các triệu chứng toàn thân nặng hoặc bị sốc.
Phòng ngừa mề đay lạnh
Lương y Trịnh Văn Sỹ chia sẻ hai bài thuốc cổ truyền, giúp người bệnh tiêu độc trừ tà, dẹp phong chống dị ứng dưới đây:
Bài 1: Phòng phong 10gr, kinh giới 16gr, nam hoàng bá 16gr, lá đơn mặt trời 16gr, rau má 20gr, kê huyết đằng 12gr. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống ấm).
Bài 2: Thổ phục linh 20gr, đậu đen (sao thơm) 24gr, quả dành dành 16gr, kinh giới 16gr, lá đơn đại hoàng 16gr, ngải diệp 10gr, sài hồ 12gr, bạch chỉ bắc 10gr, quế chi 4gr, cam thảo đất 16gr, hoa hòe (sao) 12gr. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống ấm).
Ngoài ra, một số loại thuốc dùng để điều trị mề đay lạnh bao gồm:
Thuốc kháng histamine: Các loại thuốc này chặn nổi mề đay và các triệu chứng do histamine gây ra. Một số thuốc không theo toa bạn có thể mua được một cách dễ dàng. Tuy nhiên, một số loại kháng histamine khác lại đòi hỏi phải có đơn của bác sỹ. Ví dụ như fexofenadine, loratadine, levocetirizine, cetirizine, và desloratadine.
Cyprohepxadine: Là thuốc kháng histamine có ảnh hưởng đến xung thần kinh dẫn đến các triệu chứng nổi mẩn ngứa.
Doxepi: Thông thường dùng để điều trị lo âu và trầm cảm, thuốc này cũng có thể làm giảm các triệu chứng nổi mề đay lạnh.
Các loại thuốc trên không chữa được bệnh nổi mề đay lạnh, nhưng nó có thể làm giảm các triệu chứng.
Khi đã chọn được phương pháp điều trị phù hợp, bạn cũng nên tham khảo thêm các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược tự nhiên và được nghiên cứu khoa học chứng minh cụ thể để tăng cường sức khỏe, giúp hỗ trị điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tiểu Bắc H+
Thực phẩm chức năng Phụ Bì Khang phối hợp giữa các thành phần cao gan, cao nhàu và L-Carnitine Fumarate giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể. sản phẩm được ghi nhận công dụng hỗ trợ và điều trị mề đay, mẩn ngứa.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn