- Chuyên đề:
- Suy tim
Đau tim, suy tim đều là những vấn đề tim mạch khá phổ biến
Cầu cơ mạch vành là gì, có nguy hiểm hay không?
Chuyên gia giải đáp các câu hỏi thường gặp về bệnh suy tim
Các cách 'đối mặt' với tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả
Thiếu máu cơ tim cục bộ nguy hiểm đến mức nào?
Tiến sỹ Santosh Kumar Dora - Chuyên gia điện sinh lý tim, Viện Tim mạch Châu Á (Mumbai, Ấn Độ) sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa đau tim và suy tim:
Đâu là những khác biệt rõ rệt nhất giữa đau tim và suy tim?
Đau tim là tình trạng xảy ra khi máu chảy tới tim bị tắc nghẽn do có cục máu đông hoặc do có mảng xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch. Điều này có thể gây thiếu máu chảy tới tim, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng tới cơ tim.
Mặt khác, suy tim là một căn bệnh mạn tính, thường tiến triển dần dần theo thời gian. Nguyên nhân là bởi cơ tim bị suy yếu, khiến trái tim gặp khó khăn trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể.
Một cơn đau tim có thể làm suy yếu khả năng bơm máu của tim, là nguyên nhân dẫn tới suy tim. Trên thực tế, cũng có trường hợp người bệnh bị suy tim đột ngột sau một cơn đau tim. Tình trạng này được gọi là suy tim cấp tính.
Đau tim có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh suy tim
Các triệu chứng phổ biến cảnh báo đau tim
Các triệu chứng phổ biến cảnh báo đau tim bao gồm: Đau tức ngực; Thấy đau ở các bộ phận khác trên cơ thể, cảm thấy cơn đau di chuyển từ ngực đến cánh tay (thường là cánh tay trái nhưng cũng có thể là cả hai cánh tay), đau hàm, cổ, lưng và bụng; Chóng mặt, choáng ngất; Đổ mồ hôi nhiều; Ho, khó thở, thở khò khè; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Cảm thấy rất lo lắng.
Các triệu chứng phổ biến cảnh báo suy tim
Một số triệu chứng cảnh báo suy tim thường gặp nhất bao gồm: Khó thở (đặc biệt là khi nằm); Sưng phù mắt cá chân, bàn chân, bụng; Tăng cân nhanh chóng do cơ thể giữ nước; Ho, thở khò khè; Nhịp tim nhanh hoặc không đều; Mệt mỏi; Hay nhầm lẫn.
Điều trị đau tim như thế nào?
Khi bị đau tim, người bệnh cần được điều trị ngay lập tức. Tốt hơn hết, bạn nên đi cấp cứu trong vòng 1 tiếng kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Các bác sỹ có thể cho bạn thực hiện điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm máu, siêu âm tim… để chẩn đoán cơn đau tim.
Sau đó, các bác sỹ có thể tiến hành nong mạch vành để xử lý đoạn động mạch bị tắc nghẽn. Người bệnh cũng có thể được kê thuốc uống giúp làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch.
Suy tim được điều trị thế nào?
Suy tim có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh. Các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc làm chậm nhịp tim, thuốc lợi tiểu… để cải thiện các triệu chứng sung huyết, tích nước trong cơ thể. Điều này có thể giúp giảm tải áp lực lên trái tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.
Nếu bệnh suy tim trở nên nghiêm trọng hơn và dùng thuốc không còn hiệu quả, các bác sỹ có thể tiến hành phẫu thuật, thậm chí ghép tim.
Bên cạnh các biện pháp điều trị trê, người bệnh suy tim cũng nên thực hiện các thay đổi lối sống lành mạnh như bỏ thuốc lá, giảm cân, tập thể dục thường xuyên, hạn chế muối ăn… để kiểm soát các biến chứng do bệnh suy tim.
Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.
Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn