- Chuyên đề:
- Suy tim
Động mạch vành có nhiệm vụ cung cấp máu giàu oxy tới cơ tim
Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không, có triệu chứng gì nhận biết?
Bệnh động mạch vành có nguy hiểm không, có thể gây biến chứng gì?
Suy tim gây mệt mỏi, phù chân: Làm sao để cải thiện triệu chứng?
Điều trị suy tim bằng tế bào gốc: Tái tạo thành công mô tim tổn thương
Thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không?
Theo thời gian, các mảng xơ vữa (được tạo thành chủ yếu từ chất béo, cholesterol) có thể tích tụ bên trong lòng động mạch. Nếu tình trạng xơ vữa xảy ra trong lòng các động mạch cung cấp máu cho cơ tim, bạn sẽ bị thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch vành.
Thiếu máu cơ tim cục bộ là một bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp, động mạch sẽ ngày càng bị co hẹp, không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho trái tim. Điều này có thể gây ra các cơn đau tức ngực rất khó chịu.
Nguy hiểm hơn, mảng xơ vữa có thể bị vỡ ra và gây hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông này có thể làm tắc động mạch vành, chặn dòng máu giàu oxy tới cơ tim, gây ra cơn đau tim và khiến trái tim bị tổn thương vĩnh viễn.
Ngoài ra, người bị thiếu máu cơ tim còn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như rối loạn nhịp tim, suy tim.
Thiếu máu cơ tim cục bộ có thể gây đau tim và nhiều bệnh tim mạch khác
Ai có nguy cơ cao mắc thiếu máu cơ tim cục bộ?
Những người có một số yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ có nguy cơ mắc thiếu máu cơ tim cục bộ cao hơn:
- Nam giới trên 50 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh.
- Gia đình có người mắc bệnh thiếu máu cơ tim.
- Mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, cholesterol cao… hoặc từng bị đau tim trước đây.
- Bị thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường.
- Hay bị stress.
- Có thói quen hút thuốc lá.
Giải pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim
Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Đừng để mắc bệnh rồi mới chữa bởi khi đó bệnh sẽ chỉ trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao, bạn nên kiểm soát chế độ ăn (giảm chất béo, ưu tiên rau xanh), tăng vận động và kiểm soát các yếu tố nguy cơ ngay từ bây giờ.
Bên cạnh đó, để bảo vệ trái tim bạn có thể tham khảo ý kiển bác sỹ để sử dụng thêm một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược, giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim, hỗ trợ giảm khó thở, đau thắt ngực, đau tim, xơ vữa mạch vành.
Các triệu chứng cảnh báo thiếu máu cơ tim cục bộ
Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có thể gây ra các cơn đau tức ngực từ nhẹ tới nặng, nhưng cũng có thể không gây đau đớn gì. Do đó, bạn nên chú ý đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
Một số triệu chứng cảnh báo thiếu máu cơ tim cục bộ bao gồm: Có cơn đau tức ngực kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày; Đau vai trái hoặc đau giữa xương bả vai; Khó thở; Mệt mỏi; Đổ mồ hôi lạnh; Chóng mặt, choáng ngất; Buồn nôn.
Tiên lượng bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ
Nhìn chung, nếu được chẩn đoán sớm (khi trái tim chưa bị tổn thương quá nhiều) và có hướng điều trị đúng, tiên lượng bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ cũng sẽ khá khả quan. Bạn cũng có thể kiểm soát bệnh tốt hơn bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, thường xuyên đi khám sức khỏe.
Vi Bùi H+ (Theo Baptisthealth/Bhf.org.uk)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - giải pháp hỗ trợ tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch. Sản phẩm đã được nghiên cứu hiệu quả tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học và Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn